Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Người tiêm vaccine đậu mùa có khả năng miễn dịch với đậu mùa khỉ

Theo nghiên cứu mới đây, những người đã tiêm vaccine đậu mùa trước đây vẫn có khả năng miễn dịch đối với bệnh đậu mùa khỉ.

Tính từ đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ năm ngoái cho đến nay, virus đậu mùa khỉ lần đầu tiên lan ra bên ngoài Châu Phi, gây ra hơn 85.000 trường hợp mắc bệnh. Nam giới có quan hệ tình dục đồng giới chiếm tỷ lệ lây nhiễm cao nhất, chủ yếu ở giới trẻ.

Các chuyên gia cho hay, virus gây ra bệnh đậu mùa khỉ, orthopoxvirus, rất giống với virus gây bệnh đậu mùa. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, vaccine đậu mùa cũ có thể bảo vệ ở mức độ nhất định với bệnh đậu mùa khỉ.

Vaccine đậu mùa vẫn có tác dụng với đậu mùa khỉ.

Tuy nhiên, bệnh đậu mùa đã bị xóa sổ từ những năm 1970. Do đó, từ khá lâu nay, vaccine đậu mùa không được cung cấp cho cộng đồng. Mặc dù hiện tại, có 1 loại vaccine mới hơn được phát triển và được phê duyệt vào năm 2019 dùng trong phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ, nhưng vaccine này chưa được phổ biến rộng rãi.

Các nhà khoa học luôn băn khoăn rằng, liệu những người được tiêm vaccine đậu mùa từ những năm 1970 đến nay có còn khả năng chống lại bệnh đậu mùa khỉ hay không?

Mới đây, nghiên cứu tại Viện Karolinska (Thụy Điển) cho thấy, những người đã được tiêm phòng đậu mùa từ nhiều thập kỷ trước vẫn có khả năng bảo vệ ở mức độ nhất định đối với bệnh đậu mùa khỉ.

Nghiên cứu đã phân tích phản ứng miễn dịch tế bào T ở 105 người hiến máu khỏe mạnh, sinh trước năm 1976. Kết quả cho thấy, những người này có phản ứng miễn dịch mạnh chống lại cả hai loại virus đậu mùa và virus đậu mùa khỉ.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, điều này có thể là do các tế bào bộ nhớ tồn tại rất lâu trong cơ thể. Những tế bào này có thể nhận ra các loại virus có liên quan chặt chẽ như virus đậu mùa khỉ và từ đó cung cấp khả năng miễn dịch chéo.

Trước đó, các nhà nghiên cứu Anh cũng cho thấy, vaccine đậu mùa có thể cung cấp khoảng 80% khả năng bảo vệ chống lại bệnh đậu mùa khỉ.

04/06/2023 10:57

Tiêm vaccine phòng dại có hại cho sức khỏe không?

Tiêm vaccine phòng dại có hại cho sức khỏe không?

Minh Tâm

Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?

Ai nên tiêm phòng cúm?

Ai nên tiêm phòng cúm?

Bảo Lâm

Tiêm vaccine phòng cúm có thể giúp ngăn ngừa bệnh và các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

DS. Nguyễn Thu Giang

Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.

Tiêm vaccine phòng dại có hại cho sức khỏe không?

Tiêm vaccine phòng dại có hại cho sức khỏe không?

Minh Tâm

Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

Mỹ Uyên

Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus có thể dẫn đến ung thư.

Tiêm phòng bệnh thủy đậu rồi có thể mắc bệnh không?

Tiêm phòng bệnh thủy đậu rồi có thể mắc bệnh không?

BS Nguyễn Thị Bích

Thủy đậu là bệnh lây nhiễm, những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng thì 90% sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người đang bị thủy đậu. Nhiều người thắc mắc vậy khi tiêm phòng thủy đậu rồi thì liệu có bị thủy đậu không?

Vaccine có vai trò quan trọng như thế nào trong việc phòng ngừa bệnh phế cầu khuẩn?

Vaccine có vai trò quan trọng như thế nào trong việc phòng ngừa bệnh phế cầu khuẩn?

Hùng Anh – Phú Tiến

Phế cầu khuẩn (còn có tên Streptococcus Pneumoniae) là một trong những loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm khá cao và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Vắc xin phế cầu khuẩn bảo vệ cơ thể như thế nào?

Vắc xin phế cầu khuẩn bảo vệ cơ thể như thế nào?

Hùng Anh – Phú Tiến

Bác sĩ Nguyễn Huy Luân - trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết phế cầu khuẩn là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Ai nên tiêm vaccine bạch hầu?

Ai nên tiêm vaccine bạch hầu?

Bs Nguyễn Thu Linh

Những năm 1913, Von Behring đã phát triển vaccine bạch hầu và từ năm 1920 trở đi, vaccine bạch hầu đã được phân bố rộng rãi.

Phân biệt phản ứng bình thường và bất thường sau tiêm vaccine

Phân biệt phản ứng bình thường và bất thường sau tiêm vaccine

Nguyễn Hà

Tiêm vaccine được coi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sau tiêm trẻ có thể gặp các phản ứng từ nhẹ đến nặng.