Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

Việc theo dõi và chăm sóc trẻ 24 giờ sau tiêm rất quan trọng, nhằm đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả phòng bệnh cao.

Một số phản ứng thường gặp ở trẻ sau tiêm chủng

Trong những năm đầu đời, tiêm chủng mặc dù không thể bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật hoàn toàn nhưng được coi là phương pháp tốt nhất giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, giảm tỉ lệ tử vong do bệnh tật. Những phản ứng sau tiêm chủng bao gồm:

Ảnh minh họa

Phản ứng thông thường sau tiêm chủng là các biểu hiện nhẹ và có thể tự khỏi, thường xảy ra sau khi sử dụng vắc-xin, bao gồm các triệu chứng tại chỗ như: Mẩn ngứa, đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm; triệu chứng toàn thân như sốt dưới 39 độ C và một số triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn).

Phản ứng nặng sau tiêm chủng, có thể bao gồm

Sốc phản vệ (rất hiếm gặp)

Co giật, khóc thét, quấy khóc dai dẳng, li bì, hôn mê

Thở khò khè, khó thở, tím tái

Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ

Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa

Mạch nhanh nhỏ, khó bắt.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ, các bà mẹ cần biết những việc cần thực hiện khi đưa con đi tiêm chủng và biết cách chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng.

Ảnh minh họa

Giữ gìn phiếu/sổ tiêm chủng của trẻ để theo dõi quá trình tiêm chủng của trẻ.

Mang theo phiếu, sổ tiêm chủng khi đưa con đi tiêm chủng hoặc khi đi khám bệnh, chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như đang ốm, sốt, đang dùng thuốc hoặc có tiền sử phản ứng mạnh đối với loại vắc-xin trong lần tiêm chủng trước, đề nghị cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm chủng.

Chủ động hỏi cán bộ y tế về loại vaccine được tiêm chủng lần này và những phản ứng có thể gặp, bế và giữ trẻ đúng tư thế theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Sau tiêm chủng cho trẻ, ở lại theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra, tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng. Người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ.

Ảnh minh họa

Các dấu hiệu cần theo dõi sau tiêm chủng bao gồm tinh thần, tình trạng ăn, ngủ, dấu hiệu về nhịp thở, nhiệt độ, phát ban, các biểu hiện tại chỗ tiêm để có thể phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường về sức khỏe của trẻ.

Quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm; không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Nếu trẻ sốt, cần cặp nhiệt độ và theo dõi; cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

 Đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, điều trị nếu có những biểu hiện bất thường như sốt cao (trên 39°C), co giật, quấy khóc kéo dài, khóc thét, bú kém, bỏ bú, phát ban, tím tái, khó thở, sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm...

 

16/04/2022 14:56

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

Mỹ Uyên

Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus có thể dẫn đến ung thư.

Tiêm phòng bệnh thủy đậu rồi có thể mắc bệnh không?

Tiêm phòng bệnh thủy đậu rồi có thể mắc bệnh không?

BS Nguyễn Thị Bích

Thủy đậu là bệnh lây nhiễm, những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng thì 90% sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người đang bị thủy đậu. Nhiều người thắc mắc vậy khi tiêm phòng thủy đậu rồi thì liệu có bị thủy đậu không?

Vaccine có vai trò quan trọng như thế nào trong việc phòng ngừa bệnh phế cầu khuẩn?

Vaccine có vai trò quan trọng như thế nào trong việc phòng ngừa bệnh phế cầu khuẩn?

Hùng Anh – Phú Tiến

Phế cầu khuẩn (còn có tên Streptococcus Pneumoniae) là một trong những loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm khá cao và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Vắc xin phế cầu khuẩn bảo vệ cơ thể như thế nào?

Vắc xin phế cầu khuẩn bảo vệ cơ thể như thế nào?

Hùng Anh – Phú Tiến

Bác sĩ Nguyễn Huy Luân - trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết phế cầu khuẩn là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Ai nên tiêm vaccine bạch hầu?

Ai nên tiêm vaccine bạch hầu?

Bs Nguyễn Thu Linh

Những năm 1913, Von Behring đã phát triển vaccine bạch hầu và từ năm 1920 trở đi, vaccine bạch hầu đã được phân bố rộng rãi.

Phân biệt phản ứng bình thường và bất thường sau tiêm vaccine

Phân biệt phản ứng bình thường và bất thường sau tiêm vaccine

Nguyễn Hà

Tiêm vaccine được coi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sau tiêm trẻ có thể gặp các phản ứng từ nhẹ đến nặng.

Tiêm vaccine không đúng lịch có sao không?

Tiêm vaccine không đúng lịch có sao không?

DS.Nguyễn Minh Thành

Tiêm vaccine đúng lịch bao gồm cả các mũi tiêm cơ bản và mũi tiêm nhắc lại, để giúp cơ thể được bảo vệ tối ưu nhất. Nếu trẻ tiêm vaccine muộn hoặc sớm hơn so với lịch đề nghị thì có ảnh hưởng gì đến hiệu quả của vaccine?

3 ca tử vong do bạch hầu, không tiêm chủng đầy đủ, dịch bệnh có nguy cơ quay trở lại

3 ca tử vong do bạch hầu, không tiêm chủng đầy đủ, dịch bệnh có nguy cơ quay trở lại

Nguyễn Hà

Đã có 3 ca tử vong tại Hà Giang do bạch hầu. Như vậy có thể thấy những bệnh dịch trước đây tưởng như đã có thể ngăn ngừa bằng tiêm chủng thì nay đã có nguy cơ quay trở lại nếu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ.

Vì sao tiêm đủ liều vaccine vẫn có nguy cơ mắc bệnh?

Vì sao tiêm đủ liều vaccine vẫn có nguy cơ mắc bệnh?

Nguyễn Hà

Trên thực tế có những trẻ đã được tiêm vaccine mà vẫn mắc bệnh. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?

5 cách nghĩ sai lầm về tiêm vaccine khiến nguy cơ dịch bùng phát

5 cách nghĩ sai lầm về tiêm vaccine khiến nguy cơ dịch bùng phát

DS.Nguyễn Hải Đăng

Thực tế vẫn còn có những cách nghĩ sai lầm về vaccine, nên một số cha mẹ đã không đưa con đi tiêm phòng đầy đủ. Điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến...