Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Những đối tượng tiêm chủng vaccine bắt buộc

Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế vừa có văn bản hướng dẫn xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng các vaccine trong tiêm chủng mở rộng.

Theo đó, Cục Y tế dự phòng hướng dẫn về đối tượng, lịch tiêm chủng vaccine bắt buộc trong Tiêm chủng mở rộng như sau:

  • Trẻ sơ sinh: vaccine viêm gan B.
  • Trẻ < 01 tuổi: vaccine BCG, bOPV, DPT-VGB-Hib, IPV, Sởi.
  • Trẻ 01 - 05 tuổi: vaccine viêm não Nhật Bản B.
  • Trẻ 18 - 24 tháng: vaccine sởi-rubella, DPT.
  • Phụ nữ có thai: vaccine uốn ván.
Tiêm vaccine cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Ảnh: HCDC

Cũng tại văn bản này, Cục Y tế dự phòng cho biết đối tượng, lịch tiêm chủng các vaccine khác đưa vào Tiêm chủng mở rộng trong thời gian tới bao gồm:

  • Trẻ dưới hoặc trên 1 tuổi: vaccine IPV mũi 2 (Vaccine này sẽ tiếp tục được triển khai tiêm miễn phí cho trẻ từ 9 tháng tuổi trên toàn quốc theo dự án do GAVI hỗ trợ).
  • Trẻ 07 tuổi: vaccine phòng bạch hầu, uốn ván sẽ được triển khai cho trẻ từ 07 tuổi tại vùng nguy cơ cao theo đề xuất của các tỉnh, thành phố.
  • Trẻ dưới 01 tuổi: vaccine Rota.

Các vaccine được đưa vào trên cơ sở khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine Bộ Y tế, tình hình dịch tễ các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.

Về những lo ngại liên quan đến một số bệnh của trẻ do 'khoảng trống' về tiêm chủng mở rộng trong thời gian 3 năm chống dịch COVID-19, tại cuộc họp về công tác phòng chống dịch trước nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4- 1/5 diễn ra mới đây, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Phan Trọng Lân nhấn mạnh các địa phương cần đẩy nhanh rà soát, lập danh sách trẻ chưa tiêm đủ mũi vaccine, ví dụ như vaccine sởi để lên kế hoạch tiến hành tiêm vét kịp thời…

Liên quan đến công tác tiêm chủng, trong Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới năm 2023 (từ ngày 24 - 30/4), Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc (UNICEF) khuyến khích các nỗ lực tại Việt Nam nhằm đảo ngược tình trạng sụt giảm đáng kể tỷ lệ tiêm chủng các mũi vaccine thiết yếu khiến nhiều trẻ em không được bảo vệ trước các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.Đại dịch COVID-19 là thách thức đối với tất cả các quốc gia, nhưng với sự lãnh đạo mạnh mẽ và quyết liệt của Chính phủ cùng với những nỗ lực của cộng đồng tại Việt Nam đã giúp bảo vệ cuộc sống của người dân, duy trì phát triển kinh tế xã hội.Theo WHO, Việt Nam được công nhận trên toàn cầu là đã triển khai tiêm vaccine COVID-19 liều cơ bản một cách nhanh chóng và an toàn trên quy mô lớn. Việt Nam đã đảm bảo vaccine đến được khắp mọi nơi trên toàn quốc để bảo vệ những nhóm người dễ bị tổn thương nhất.Tuy nhiên, chính trong giai đoạn thử thách này đã xảy ra những trở ngại đáng kể đối với việc bao phủ tiêm chủng định kỳ cho trẻ em, do các dịch vụ y tế bị gián đoạn, các trung tâm y tế phải đóng cửa, các gia đình thực hiện giãn cách xã hội, và việc xuất nhập khẩu vaccine, bơm kim tiêm cũng như các vật tư y tế khác cho tiêm chủng định kỳ bị gián đoạn...

 

07/05/2023 15:26

Người tiêm vaccine đậu mùa có khả năng miễn dịch với đậu mùa khỉ

Người tiêm vaccine đậu mùa có khả năng miễn dịch với đậu mùa khỉ

Vân Hoàng

Theo nghiên cứu mới đây, những người đã tiêm vaccine đậu mùa trước đây vẫn có khả năng miễn dịch đối với bệnh đậu mùa khỉ.

Những lưu ý khi đưa tin bài về vaccine COVID-19

Những lưu ý khi đưa tin bài về vaccine COVID-19

Tô Hội

Sáng 28/4, Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) tổ chức tọa đàm một số lưu ý khi đưa tin bài về vaccine COVID-19 cho phóng viên báo chí.

Phát động cuộc thi ‘Sự hy sinh thầm lặng’ lần thứ 6

Phát động cuộc thi ‘Sự hy sinh thầm lặng’ lần thứ 6

Tô Hội

Cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần thứ 6 đã chính thức được phát động bởi Báo Sức khỏe & Đời sống với sự đồng hành của Hệ thống tiêm chủng VNVC.

Nguy cơ bùng phát sởi do tỷ lệ tiêm phòng giảm

Nguy cơ bùng phát sởi do tỷ lệ tiêm phòng giảm

Tuệ Nhi

Bệnh sởi có thể được ngăn ngừa bằng tiêm vaccine phòng sởi. Tuy nhiên, việc tiêm phòng sởi giảm mạnh trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Vì sao cần tiêm phòng vaccine cúm hàng năm?

Vì sao cần tiêm phòng vaccine cúm hàng năm?

Ths. Nguyễn Mạnh Hùng

Virus cúm biến đổi khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể khó nhận ra trong tương lai. Đó là lý do tại sao nên tiêm phòng vaccine cúm hàng năm.

8 điều có thể bạn chưa biết về vaccine

8 điều có thể bạn chưa biết về vaccine

Ths. Nguyễn Mạnh Hùng

Vaccine ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm và chết người. Vậy vaccine hoạt động như thế nào?

Bệnh lao ở trẻ em không phải hiếm gặp, làm thế nào để phát hiện và phòng tránh?

Bệnh lao ở trẻ em không phải hiếm gặp, làm thế nào để phát hiện và phòng tránh?

Hoàng Hoa

Trẻ em là đối tượng dễ bị tác động bởi các bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh lao vì miễn dịch của trẻ còn yếu. Đặc biệt do ảnh hưởng của dịch COVID-19, số trẻ mắc bệnh có xu hướng tăng.

Vaccine phòng bệnh lao có thể bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh nhiễm trùng

Vaccine phòng bệnh lao có thể bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh nhiễm trùng

DS Diệu Hân

Vaccine phòng bệnh lao BCG có thể bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus không liên quan đến bệnh lao…

Những lưu ý khi tiêm vaccine thủy đậu cho trẻ

Những lưu ý khi tiêm vaccine thủy đậu cho trẻ

TS Nguyễn Lâm (BV Nhi TW)

Virus Varicella zoster chính là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu.Ai cũng có thể mắc nhưng bệnh phổ biến nhiều ở trẻ em.

10 sai lầm về tiêm phòng cho trẻ

10 sai lầm về tiêm phòng cho trẻ

BSCK1 Trần Văn Công

Mặc dù chiến dịch tiêm phòng hiện nay đã phát triển mạnh, nhưng không ít phụ huynh vẫn có những quan niệm sai lầm về tiêm phòng cho bé.