Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Vì sao cần tiêm phòng vaccine cúm hàng năm?

Virus cúm biến đổi khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể khó nhận ra trong tương lai. Đó là lý do tại sao nên tiêm phòng vaccine cúm hàng năm.

1. Vai trò của vaccine cúm

Cúm là một bệnh về đường hô hấp rất dễ lây lan do virus cúm gây ra, được chia thành 3 type A, B và C. Những loại chính này được chia nhỏ thành nhiều chủng phụ.

Người mắc cúm thường có các triệu chứng: Ớn lạnh, sốt, ho, hắt xì, viêm họng, nhức mỏi cơ thể, nhức đầu, mệt mỏi...

Cúm là một bệnh về đường hô hấp rất dễ lây lan.

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể bị nôn và tiêu chảy. Cũng cần lưu ý rằng bạn có thể là người mang virus ngay cả khi bản thân không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào.

Vaccine cúm đã được chứng minh là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nhiễm virus cúm. Vaccine cúm hoạt động bằng cách giúp cơ thể tạo ra các kháng thể bảo vệ chống lại sự lây nhiễm của các chủng virus trong vaccine. Lượng kháng thể trong cơ thể lớn nhất từ 1 đến 2 tháng sau khi tiêm phòng rồi giảm dần. Sau khi tiêm phòng cúm, thường mất khoảng hai tuần để cơ thể phát triển khả năng miễn dịch với bệnh cúm.

 
Tiêm phòng hằng năm là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và cộng đồng chống lại bệnh cúm và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh (nếu mắc cúm).
 

Vaccine cúm được khuyến nghị cho tất cả mọi người và đặc biệt ở những người có nguy cơ cao bị biến chứng cúm như:

  • Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường hoặc bệnh tim, phổi, gan và thận.
  • Những người có sức đề kháng cơ thể thấp dễ bị nhiễm trùng do các tình trạng như: Bệnh bạch cầu, HIV, ghép tạng; sử dụng thuốc hoặc đang điều trị như dùng steroid dài hạn, một số loại thuốc ung thư hoặc xạ trị...
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi.

2. Virus cúm biến đổi khó lường

Cúm là một loại virus phức tạp và khó lường, biến đổi theo thời gian, khác với các bệnh như sởi và Rubella là không thay đổi. Điều này là do hai quá trình được gọi là trôi dạt kháng nguyên và dịch chuyển kháng nguyên. Đây là hai quá trình được virus sử dụng để thích ứng với áp lực chọn lọc và tránh hệ thống miễn dịch của vật chủ. Virus thay đổi hình thức bên ngoài, khiến hệ thống miễn dịch của chúng ta không nhận ra và bảo vệ cơ thể khỏi virus.

  • Trôi dạt kháng nguyên là một thay đổi nhỏ về kháng nguyên dẫn đến một chủng virus mới. Nó xảy ra với cả virus cúm A và cúm B. Những thay đổi xảy ra thường xuyên đến mức hệ thống miễn dịch không thể nhận ra virus cúm từ năm này sang năm khác. Đó là lý do tại sao cần tiêm vaccine cúm mới mỗi năm.
  • Sự thay đổi kháng nguyên là một thay đổi lớn về kháng nguyên, dẫn đến một kiểu phụ mới. Điều này xảy ra khi hai loại virus cúm kết hợp để tạo thành một loại virus có một phân nhóm mới hoặc một hỗn hợp các gen khác với cùng một phân nhóm ở người. Khi không có khả năng miễn dịch với virus mới, có thể dẫn đến đại dịch.

3. Vaccine cúm được cập nhật như thế nào?

Trên khắp thế giới có các trung tâm giám sát cúm theo dõi hằng năm các chủng phổ biến nhất, thu thập dữ liệu và xác định các chủng mới và đang phát triển. Khi thông tin đã được thu thập, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ chọn ba chủng có khả năng lưu hành nhất trong mùa cúm tiếp theo. Quyết định này thường được đưa ra vào tháng hai, cho phép việc phát triển một loại vaccine mới bắt đầu vào khoảng giữa mùa hè.

Tiêm vaccine cúm giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh, nhập viện và tử vong.

Dựa trên những dự đoán của WHO, hai loại vaccine cúm được phát triển: Vaccine hóa trị ba chứa ba chủng virus và vaccine hóa trị bốn chứa bốn chủng. Trong trường hợp xảy ra đại dịch, một loại bổ sung có thể được tạo ra để bảo vệ chống lại một chủng cúm đặc biệt nguy hiểm hoặc lan rộng.

4. Vì sao cần tiêm phòng vaccine cúm hằng năm?

Có một số lý do cần tiêm phòng cúm hàng năm. Đầu tiên, phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với vaccine giảm dần, vì vậy cần phải tiêm vaccine hàng năm để bảo vệ liên tục.

Thứ hai, virus cúm luôn biến đổi. Mỗi năm, các chủng có trong vaccine cúm được xem xét và điều chỉnh. Kết hợp lại với nhau, hai yếu tố đó về cơ bản khiến việc tiêm chủng của những năm trước trở nên không hiệu quả đối với các chủng mới. Đây là lý do tại sao việc tiêm phòng hằng năm là rất quan trọng, ngay cả khi bạn đã tiêm vaccine vào năm ngoái.

5. Hiệu quả của vaccine cúm

Vaccine cúm làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cúm từ 40 - 60%. Hiệu quả của vaccine hằng năm chủ yếu phụ thuộc vào mức độ phù hợp của vaccine với virus đang lưu hành. Nhưng việc tiêm phòng vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình chống lại bệnh nặng và tử vong.

Vaccine không có hiệu quả bảo vệ 100% cho tất cả mọi người do tuổi tác và sức khỏe của người tiêm vaccine có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine.

Một số nhóm các nhà khoa học quốc tế đang tiến hành phát triển vaccine cúm toàn cầu có tác dụng chống lại tất cả các chủng virus cúm. Điều này có nghĩa là vaccine sẽ không cần phải được cập nhật hằng năm và sẽ tránh được nguy cơ vaccine không phù hợp với chủng virus cúm đang lưu hành.

13/01/2023 09:35

Phát động cuộc thi ‘Sự hy sinh thầm lặng’ lần thứ 6

Phát động cuộc thi ‘Sự hy sinh thầm lặng’ lần thứ 6

Tô Hội

Cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần thứ 6 đã chính thức được phát động bởi Báo Sức khỏe & Đời sống với sự đồng hành của Hệ thống tiêm chủng VNVC.

Nguy cơ bùng phát sởi do tỷ lệ tiêm phòng giảm

Nguy cơ bùng phát sởi do tỷ lệ tiêm phòng giảm

Tuệ Nhi

Bệnh sởi có thể được ngăn ngừa bằng tiêm vaccine phòng sởi. Tuy nhiên, việc tiêm phòng sởi giảm mạnh trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

8 điều có thể bạn chưa biết về vaccine

8 điều có thể bạn chưa biết về vaccine

Ths. Nguyễn Mạnh Hùng

Vaccine ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm và chết người. Vậy vaccine hoạt động như thế nào?

Bệnh lao ở trẻ em không phải hiếm gặp, làm thế nào để phát hiện và phòng tránh?

Bệnh lao ở trẻ em không phải hiếm gặp, làm thế nào để phát hiện và phòng tránh?

Hoàng Hoa

Trẻ em là đối tượng dễ bị tác động bởi các bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh lao vì miễn dịch của trẻ còn yếu. Đặc biệt do ảnh hưởng của dịch COVID-19, số trẻ mắc bệnh có xu hướng tăng.

Vaccine phòng bệnh lao có thể bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh nhiễm trùng

Vaccine phòng bệnh lao có thể bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh nhiễm trùng

DS Diệu Hân

Vaccine phòng bệnh lao BCG có thể bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus không liên quan đến bệnh lao…

Những lưu ý khi tiêm vaccine thủy đậu cho trẻ

Những lưu ý khi tiêm vaccine thủy đậu cho trẻ

TS Nguyễn Lâm (BV Nhi TW)

Virus Varicella zoster chính là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu.Ai cũng có thể mắc nhưng bệnh phổ biến nhiều ở trẻ em.

10 sai lầm về tiêm phòng cho trẻ

10 sai lầm về tiêm phòng cho trẻ

BSCK1 Trần Văn Công

Mặc dù chiến dịch tiêm phòng hiện nay đã phát triển mạnh, nhưng không ít phụ huynh vẫn có những quan niệm sai lầm về tiêm phòng cho bé.

Tiêm phòng vaccine cúm mùa giúp tránh nguy cơ đồng nhiễm bệnh

Tiêm phòng vaccine cúm mùa giúp tránh nguy cơ đồng nhiễm bệnh

Ngọc Anh

Một người nhiễm cúm có thể đồng nhiễm COVID-19, sốt xuất huyết… Việc tiêm phòng vaccine cúm mùa giúp giảm tình trạng nặng khi nhiễm bệnh và tránh đồng nhiễm cúm với các bệnh khác.

Nam giới có cần tiêm vaccine phòng HPV?

Nam giới có cần tiêm vaccine phòng HPV?

BS Bùi Thị Phương

Tiêm vaccine phòng HPV là biện pháp phòng một số bệnh lây truyền qua đường tình dục hiệu quả không chỉ ở nữ giới mà cả ở nam giới.

Tiêm vaccine viêm gan B cho phụ nữ có thai khi nào?

Tiêm vaccine viêm gan B cho phụ nữ có thai khi nào?

BS. Nguyễn Kim Chi

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc tiêm phòng vaccine viêm gan B vẫn là cách phòng bệnh hiệu quả nhất ở phụ nữ mang thai.