Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Ai nên tiêm phòng cúm?

Tiêm vaccine phòng cúm có thể giúp ngăn ngừa bệnh và các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.

1. Những người nên tiêm phòng cúm

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những người sau đây nên tiêm vaccine phòng cúm hàng năm:

  • Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi.
  • Người cao tuổi (thường là từ 65 tuổi trở lên).
  • Phụ nữ mang thai ở mọi giai đoạn của thai kỳ.
  • Những người có bệnh mạn tính như bệnh tim, bệnh phổi, HIV/AIDS, đái tháo đường và bệnh gan mạn tính.
  • Những người có hệ thống miễn dịch yếu, bao gồm những người đang điều trị ung thư...
  • Nhân viên y tế và những người chăm sóc người có nguy cơ cao bị biến chứng từ cúm.

Tuy nhiên, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế của mình trước khi tiêm vaccine phòng cúm, đặc biệt nếu bạn có bất kỳ tình trạng y tế nào đặc biệt.

Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi là một trong những đối tượng nên tiêm phòng cúm.

2. Ai không nên tiêm phòng cúm?

Các loại vaccine phòng cúm khác nhau được chấp thuận sử dụng cho những người ở các nhóm tuổi khác nhau. Ngoài ra, một số loại vaccine không được khuyến khích cho một số nhóm người nhất định.

Để xác định vaccine phòng cúm có phù hợp hay không, cần xem xét các tình trạng cụ thể bao gồm: Tuổi tác, sức khỏe (hiện tại và quá khứ) của một người và bất kỳ dị ứng nào với vaccine cúm hoặc các thành phần của vaccine. Nói chung, vaccine không được sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi vì chúng còn quá nhỏ. Những người bị dị ứng nặng nên tham khảo ý kiến bác sĩ và được sàng lọc trước khi tiêm chủng.

Bên cạnh đó, những đối tượng sau không được khuyến nghị tiêm phòng bệnh cúm mùa:

  • Quá mẫn cảm với các hoạt chất, với bất kỳ tá dược liệt kê trong mục "thành phần" hoặc bất kỳ chất nào có trong sản phẩm.
  • Hoãn tiêm vaccine với những người bị sốt vừa hay sốt cao hay bị bệnh cấp tính.
  • Đối tượng đã có tiền sử dị ứng với vaccine cúm trước đó.
  • Người bị dị ứng với trứng.
  • Đối tượng từng mắc hội chứng Guilliain-Barre trong khoảng 6 tuần sau khi tiêm ngừa bệnh cúm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ cần tiêm nhắc lại vaccine cúm hàng năm, luôn cách tối thiểu 12 tháng so với mũi trước.

3. Tại sao nên tiêm vaccine cúm hàng năm?

Theo CDC Hoa Kỳ, cần tiêm vaccin cúm hàng năm vì hai lý do:

- Thứ nhất, khả năng bảo vệ miễn dịch của một người giảm dần theo thời gian, do đó cần tiêm vaccine cúm hàng năm để được bảo vệ tối ưu.

- Thứ hai, do virus cúm liên tục thay đổi nên thành phần của vaccine cúm được xem xét hàng năm và vaccine được cập nhật để giúp bảo vệ chống lại các loại virus phổ biến nhất của mùa mới.

3. Thời điểm nào nên tiêm phòng cúm?

Vaccine phòng cúm thường được tiêm vào mùa cúm, trước khi virus cúm bắt đầu lưu hành rộng rãi. Trong nhiều quốc gia, mùa cúm thường bắt đầu vào cuối mùa thu và kéo dài qua mùa đông.

Tại Việt Nam đỉnh của dịch cúm mùa vào khoảng tháng 3-4 và tháng 9-10 hằng năm. Do đó, nên đi tiêm phòng vào trước những thời gian này khoảng 2- 4 tuần, để cơ thể có thời gian tạo ra đủ kháng thể chống lại virus.

Tuy nhiên, nếu bạn chưa tiêm vaccine và mùa cúm đã bắt đầu, bạn vẫn nên tiêm vaccine cúm. Mặc dù vaccine mất khoảng hai tuần để cung cấp bảo vệ đầy đủ, nhưng nó vẫn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nếu bạn tiếp xúc với virus cúm.

Một số nhóm có nguy cơ cao nên cân nhắc khuyến nghị dưới đây:

- Người lớn trên 65 tuổi thường nên chủng ngừa trước mùa cúm để vaccine có hiệu quả cao nhất. Việc áp dụng sớm có thể không được khuyến khích vì khả năng bảo vệ của vaccine sẽ giảm dần theo thời gian.

- Trẻ em dưới 9 tuổi chưa bị cúm và chưa tiêm phòng cúm trước đó, nên tiêm 2 liều vaccine cúm (nghĩa là trẻ nên tiêm vaccine ngay khi có vaccine vì khoảng thời gian giữa 2 liều ít nhất là 1 tháng).

- Phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ 3 nên cân nhắc tiêm phòng sớm để bảo vệ con trong những tháng đầu đời (vì trẻ sơ sinh không thể tiêm phòng được)…

Lưu ý rằng thời điểm tốt nhất để tiêm vaccine cúm có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và các yếu tố khác. Bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế của mình để xác định thời điểm tốt nhất để tiêm vaccine cúm.
 

 

29/03/2024 16:19

Tiêm vaccine phòng dại có hại cho sức khỏe không?

Tiêm vaccine phòng dại có hại cho sức khỏe không?

Minh Tâm

Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

DS. Nguyễn Thu Giang

Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.

Tiêm vaccine phòng dại có hại cho sức khỏe không?

Tiêm vaccine phòng dại có hại cho sức khỏe không?

Minh Tâm

Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

Mỹ Uyên

Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus có thể dẫn đến ung thư.

Tiêm phòng bệnh thủy đậu rồi có thể mắc bệnh không?

Tiêm phòng bệnh thủy đậu rồi có thể mắc bệnh không?

BS Nguyễn Thị Bích

Thủy đậu là bệnh lây nhiễm, những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng thì 90% sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người đang bị thủy đậu. Nhiều người thắc mắc vậy khi tiêm phòng thủy đậu rồi thì liệu có bị thủy đậu không?

Vaccine có vai trò quan trọng như thế nào trong việc phòng ngừa bệnh phế cầu khuẩn?

Vaccine có vai trò quan trọng như thế nào trong việc phòng ngừa bệnh phế cầu khuẩn?

Hùng Anh – Phú Tiến

Phế cầu khuẩn (còn có tên Streptococcus Pneumoniae) là một trong những loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm khá cao và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Vắc xin phế cầu khuẩn bảo vệ cơ thể như thế nào?

Vắc xin phế cầu khuẩn bảo vệ cơ thể như thế nào?

Hùng Anh – Phú Tiến

Bác sĩ Nguyễn Huy Luân - trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết phế cầu khuẩn là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Ai nên tiêm vaccine bạch hầu?

Ai nên tiêm vaccine bạch hầu?

Bs Nguyễn Thu Linh

Những năm 1913, Von Behring đã phát triển vaccine bạch hầu và từ năm 1920 trở đi, vaccine bạch hầu đã được phân bố rộng rãi.

Phân biệt phản ứng bình thường và bất thường sau tiêm vaccine

Phân biệt phản ứng bình thường và bất thường sau tiêm vaccine

Nguyễn Hà

Tiêm vaccine được coi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sau tiêm trẻ có thể gặp các phản ứng từ nhẹ đến nặng.

Tiêm vaccine không đúng lịch có sao không?

Tiêm vaccine không đúng lịch có sao không?

DS.Nguyễn Minh Thành

Tiêm vaccine đúng lịch bao gồm cả các mũi tiêm cơ bản và mũi tiêm nhắc lại, để giúp cơ thể được bảo vệ tối ưu nhất. Nếu trẻ tiêm vaccine muộn hoặc sớm hơn so với lịch đề nghị thì có ảnh hưởng gì đến hiệu quả của vaccine?