Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Phát động chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa thế giới 29/5

Với việc tổ chức Chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới 2023, chủ đề: Khỏe tiêu hóa, khỏe đề kháng, Báo Sức khoẻ và Đời sống cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia mong muốn thực hiện mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân trước thực trạng về các vấn đề tiêu hóa, dinh dưỡng tại Việt Nam

Tiêu hóa khỏe là chìa khóa phòng chống bệnh tật

Hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hoá Thế giới, sáng ngày 29/5, Báo Sức khoẻ và Đời sống đồng hành cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức phát động chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày sức khỏe Tiêu hóa Thế giới với thông điệp “Khỏe tiêu hóa, khỏe đề kháng”. Chương trình có sự đồng hành tài trợ bởi Công ty CP Sữa Việt Nam – Vinamilk.

 Phát động chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày sức khỏe Tiêu hóa Thế giới với thông điệp “Khỏe tiêu hóa, khỏe đề kháng”.

Chương trình nhằm nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe tiêu hóa của cộng đồng, giúp cộng đồng có nhận thức đúng về ý nghĩa của tiêu hoá đối với sức khoẻ, các giải pháp dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường đề kháng, xây dựng thói quen tốt để chăm sóc hệ tiêu hoá khoẻ mạnh tự nhiên.

Phát biểu tại sự kiện, PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, sức khỏe tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng đối với sức đề kháng và sức khỏe của cơ thể con người, đặc biệt hệ đường ruột được xem như người gác cổng, hàng rào đường ruột, bảo vệ, nâng cao sử khỏe cho cơ thể bao gồm:

Hệ vi sinh đường ruột: vi khuẩn, virus, nấm sống dọc chiều dài khoảng 7,5 mét của đường ruột. Vi khuẩn ruột giúp duy trì hàng rào, có lợi cạnh tranh về thức ăn, tiêu diệt vi khuẩn có hại, hình thành đáp ứng miễn dịch.

Lớp niêm mạc nhày của ruột:  Hàng rào ruột khỏe mạnh được bao phủ bởi lớp niêm mạc nhày, những tế bào niêm mạc tạo nên hàng rào vật lý và sinh hóa ngăn các vi sinh vật gây hại và các chất độc xâm nhập, trong khi cho phép các chất dinh dưỡng có lợi hấp thu. Các nhà khoa học đã thấy thiếu chất xơ trong chế độ ăn sẽ ăn mòn hàng rào niêm mạc nhày, làm chúng ta dễ mắc các vi khuẩn gây bệnh.

PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Hệ miễn dịch tại đường ruột: Khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại ruột, trong thành ruột có khu vực đặc biệt được gọi là mô lympho liên quan đến ruột (GALT) như mảng Peyer…. GALT sản xuất và dự trữ tế bào miễn dịch (IgA…) giúp giám sát miễn dịch những chất đi qua ruột. Chúng nhận ra, xác định và trung hòa bất kỳ chất gây hại mà thấy trên đường vào cơ thể. Tế bào miễn dịch trong ruột tương tác với hệ vi khuẩn ruột và trực tiếp tác động bởi chế độ ăn và lối sống của cá thể. Những hệ vi khuẩn chí này sẽ khỏe và hỗ trợ hệ miễn dịch mạnh khỏe khi chúng ta có chế độ ăn khỏe, cân đối, đa dạng.

“Chế độ dinh dưỡng tốt rất quan trọng đối với hệ vi khuẩn đường ruột và tăng chức năng miễn dịch. Chế độ ăn cân đối, lối sống lành mạnh có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch trong khi chế độ ăn nghèo nàn có thể làm giảm hệ thống miễn dịch làm dễ mắc nhiễm trùng. Chế độ ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần cho hệ miễn dịch khỏe mạnh”, PGS.TS Trần Thanh Dương nói.

Các nhà dinh dưỡng học khuyến cáo cung cấp các chất dinh dưỡng từ thực phẩm cung cấp chất đạm, chất béo tốt, chất chống oxy hóa và các vitamin và chất khoáng cần thiết cho hệ miễn dịch hoạt động tốt. Dinh dưỡng ảnh hưởng đến thành phần vi khuẩn đường ruột và hệ miễn dịch.

Chăm sóc hệ tiêu hóa nâng cao sức khỏe cần chủ động và duy trì đều đặn hằng ngày bằng chế độ ăn uống cân đối, lành mạnh, đa dạng thực phẩm, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng là bột đường, đạm, béo, vitamin - khoáng chất. Khi đó chế độ ăn sẽ cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như các acid amin cần thiết, acid béo không no omega 3, các loại vitamin A, D, E, C và các chất khoáng như sắt, kẽm, đồng selen…. đó là nguyên liệu cũng như góp phần quan trọng trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Vitamin A giúp bảo vệ niêm mạc và da, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, vitamin D có vai trò trong điều chỉnh các phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân nhiễm trùng.

Trong các thực phẩm lành mạnh hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hoá, sử dụng sữa chua hàng ngày không chỉ cung cấp các nguồn dinh dưỡng như đạm, đường, canxi, phốt pho, vitamin, chất khoáng… dễ hấp thu mà còn được lên men với lượng lớn men vi sinh giúp cải thiện cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, từ đó nâng cao sức khoẻ hệ tiêu hoá và đề kháng miễn dịch cho cơ thể. 

Hệ tiêu hóa khỏe là tiền đề của cơ thể khỏe mạnh

Với việc tổ chức Chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới 2023, chủ đề: Khỏe tiêu hóa, khỏe đề kháng, Báo Sức khoẻ và Đời sống cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia mong muốn thực hiện mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân trước thực trạng về các vấn đề tiêu hóa, dinh dưỡng tại Việt Nam và thế giới, hiểu rõ vai trò của hệ tiêu hóa đối với sức đề kháng, sức khỏe tổng thể, và cách chăm sóc sức khỏe tiêu hóa, nâng cao sức khỏe cộng đồng, hướng tới cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh cho mọi người, mọi nhà.

 Ông Trần Tuấn Linh, Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống

Phát biểu tại sự kiện, ông Trần Tuấn Linh, Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, Sức khỏe tốt là nền tảng cơ bản của một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc và thành công. Mỗi người chỉ có thể tự do thực hiện ý tưởng, ước mơ, nguyện vọng của cuộc đời mình khi có đủ sức khỏe. Chính vì vậy, việc thực hành chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật vô cùng quan trọng đối với mỗi người, mỗi gia đình. Trong đó, chăm sóc sức khỏe cho hệ tiêu hóa cũng chính là chăm sóc sức khỏe cho cơ thể bởi sức khỏe hệ tiêu hóa có tác động trực tiếp đến sức khỏe toàn diện của cơ thể. Một hệ tiêu hóa khỏe được xem là một trong những tiền đề giúp cơ thể khỏe mạnh.

Từ năm 2004, Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 29/5 bởi Tổ chức Tiêu hóa Thế giới (WGO). Chủ đề của Ngày Sức khỏe Tiêu hoá Thế giới 2023 là: Đường ruột khỏe mạnh ngay từ điểm khởi đầu. Với chủ đề về đường ruột khỏe mạnh, nội dung truyền thông tập trung tuyên truyền, phổ biến đến cộng đồng về các chức năng bình thường của đường tiêu hóa và các cách để giữ cho đường tiêu hóa khỏe. Qua đó, có thể thấy vai trò, ý nghĩa quan trọng của một hệ tiêu hóa khỏe mạnh đối với cơ thể.

Toàn cảnh sự kiện.

“Là cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, với vai trò là diễn đàn vì sự nghiệp chăm sóc bảo vệ nâng cao sức khỏe toàn dân, Báo Sức khỏe và Đời sống xác định hoạt động hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hoá Thế giới cũng chính là nhiệm vụ truyền thông của báo, góp phần tuyên truyền phổ biến kiến thức nhằm nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe tiêu hóa của cộng đồng, giúp cộng đồng có nhận thức đúng về ý nghĩa của tiêu hoá đối với sức khoẻ tổng thể”, ông Trần Tuấn Linh phát biểu tại sự kiện.

Đồng hành cùng Báo Sức khoẻ Đời sống trong Chương trình truyền thông thường niên hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới là Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đơn vị nghiên cứu dinh dưỡng đầu ngành của cả nước. Sự đồng hành của các chuyên gia dinh dưỡng, cũng như những tư vấn quý giá của các chuyên gia trong chương trình sẽ đem đến cho người dân và cộng đồng những thông tin hữu ích, các giải pháp dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, giúp xây dựng thói quen tốt để chăm sóc hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, từ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể phòng tránh bệnh tật.

BS BS Nguyễn Vũ Linh, Trưởng Trung tâm Dinh dưỡng, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) chia sẻ,  sứ mệnh và tinh thần chung của Ngày Sức khỏe tiêu hóa thế giới là nâng cao ý thức của cộng đồng ý nghĩa và tầm quan trọng của hệ tiêu hoá đối với sức khoẻ tổng thể. Năm nay, Vinamilk muốn khắc họa rõ nét hơn tầm quan trọng của hệ tiêu hóa thông qua ý nghĩa hệ phòng thủ 1170, - “ 1 ngày 1 hũ Sữa chua gia cố 70% hệ miễn dịch”. Đây cũng chính là khái nhiệm mà nhiều gia đình Việt Nam đã truyền nhau qua mạng xã hội trong thời gian qua. Vì 70% hệ miễn dịch biểu mô ở đường ruột nên tiêu hóa khỏe thì đề kháng sẽ khỏe. Hệ tiêu hóa khỏe chính là chìa khóa để gia tăng sức đề kháng và phòng tránh bệnh tật.

29/05/2023 15:32

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

BS Nguyễn Lê Thanh

Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Thu Phương

Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

BS. Nguyễn Ngọc Sáng

Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

ThS. Lê Hồng Dũng – Trưởng khoa Hóa thực phẩm – Viện Dinh dưỡng

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng

Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Bích Ngọc

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Anh Vũ

Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

BS. Lê Thị Loan – Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh dưỡng

Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Thiên Châu

Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Quỳnh Mai

Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.