Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

5 món ăn bài thuốc điều trị táo bón mạn tính

Chứng đại tiện táo bón, Đông y học gọi là "tiện bí". Biểu hiện bụng đầy trướng, hơi thở hôi và nóng, nước tiểu vàng. Thể chất thiên nhiệt hoặc thường ngày ăn nhiều thứ cay nóng… mà sinh bệnh.

1. Nguyên nhân gây nên táo bón

Thức ăn, nước uống vào đường tiêu hóa, sau khi được hấp thu tại ruột non, sẽ dồn tụ tại đại tràng. Ở đây một số chất dinh dưỡng còn lại và nước sẽ được đại tràng hấp thu tiếp, còn chất cặn bã tạo thành phân thải ra ngoài. Khi thời gian lưu đọng trong đại tràng kéo dài sẽ làm cho nước được hấp thu nhiều hơn bình thường, chất thải dần vón cục lại tạo nên tình trạng táo bón, phân khô cứng khó đi.

Theo y học cổ truyền, bệnh táo bón mạn tính có thể do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, tinh thần không thoải mái dẫn đến khí uất, nhiệt thịnh, tổn thương tân dịch gây nên táo kết đại tràng. Bệnh lâu dần có thể làm tổn thương khí huyết gây khí hư, huyết hư.

Khoai lang nhuận tràng, trị táo bón

Bệnh táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng với người cao tuổi, bệnh thường mang tính chất kéo dài mạn tính, do người cao tuổi hạn chế vận động, nhu động của đại tràng giảm, chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước, thói quen nhịn đại tiện, do rối loạn cơ năng đại tràng...

Táo bón kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng như trĩ nội, trĩ ngoại, viêm đại tràng, ung thư đại tràng... Những người cao huyết áp bị táo bón khi đi đại tiện phải rặn nhiều cũng có thể gây tăng huyết áp đột ngột, rất nguy hiểm.

2. Món ăn bài thuốc điều trị táo bón mạn tính

Bài 1: Củ khoai lang đem rửa sạch, luộc chín, ăn củ và uống cả nước luộc khoai; hoặc dùng lá khoai lang luộc hoặc xào chín, ăn với cơm hàng ngày.

Bài 2: Củ khoai tây rửa sạch, thái nhỏ, thêm chút nước đã đun sôi vào giã nát, vắt lấy nước cốt, sau đó thêm mật ong vào trộn đều (lượng mật ong bằng lượng nước khoai tây); mỗi ngày uống 2 lần (buổi sáng và buổi tối lúc đói bụng).

Bài 3: Hàng ngày trước bữa cơm ăn 1-2 quả chuối tiêu; hoặc dùng 500g chuối tiêu, bóc vỏ, thêm đường vào nấu thành chè, ăn ngày 1-2 lần.

Hạt cau khô chữa táo bón

Bài 4: Vừng đen 60g, hoàng kỳ 20g, mật ong lượng vừa đủ. Vừng đen giã nhuyễn thành hồ nhão, nhào với mật ong. Hoàng kỳ sắc đặc, bỏ bã lấy nước trộn với hỗn hợp trên, chia uống trong ngày.

Bài 5: Hạt cau15g (khô), gạo tẻ 60g. Đem hạt cau sắc đặc lấy nước, dùng nước đó cùng gạo tẻ nấu cháo. Ăn khi bụng đói, ngày 1-2 lần.

3. Phòng bệnh táo bón như thế nào?

- Người bệnh cần có một chế độ ăn uống điều độ, tạo cho mình thói quen đại tiện vào một giờ thích hợp trong ngày.

- Nên có chế độ ăn uống hợp lý, uống nước đều đặn và đầy đủ vào buổi sáng. Mỗi ngày cần khoảng từ 1,5 đến 2 lít nước bao gồm cả nước có trong thức ăn, canh, rau, quả.

- Ăn nhiều rau cũng là một hình thức cung cấp một lượng nước đáng kể, chất xơ để hạn chế táo bón…

- Tích cực vận động, thường xuyên tập luyện một môn thể thao, tập các bài xoa bóp bụng để tăng nhu động đại tràng.

- Tự tạo cho mình một cuộc sống tinh thần thoải mái, tránh những căng thẳng, uất ức không đáng có.

16/05/2023 20:57

Trẻ mới ăn dặm nên ăn nhạt hoàn toàn, đúng hay sai?

Trẻ mới ăn dặm nên ăn nhạt hoàn toàn, đúng hay sai?

Bảo Châu

Nhiều mẹ mới bắt đầu cho con ăn dặm nhận được những lời khuyên mâu thuẫn về lượng muối.

Uống nước ngọt có gas gây hại sức khỏe thế nào?

Uống nước ngọt có gas gây hại sức khỏe thế nào?

ThS.BS. Trần Thị Minh Nguyệt

Nước ngọt có gas rất phổ biến và được ưa chuộng, nhất là trong thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, uống nước ngọt có gas có tốt cho sức khỏe?

Cách bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ an toàn và hiệu quả

Cách bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ an toàn và hiệu quả

Kim Ngân

Ngày nay các bậc cha mẹ đã được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bổ sung vi chất an toàn và hiệu quả.

Vai trò của omega-3 với sự phát triển của trẻ em

Vai trò của omega-3 với sự phát triển của trẻ em

BS.Nguyễn Xuân Tuấn

Omega-3 là một nhóm acid béo rất cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác. Ngoài ra còn giúp tăng khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ phát triển dị ứng của trẻ...

Thiếu kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thế nào

Thiếu kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thế nào

BS Lê Hải

Kẽm là vi chất dinh dưỡng, lượng kẽm trong cơ thể khoảng 2 - 3g. Kẽm có đặc điểm không dự trữ trong cơ thể, có đời sống sinh học ngắn (12,5 ngày) trong các cơ quan nội tạng, nên dễ bị thiếu nếu khẩu phần cung cấp không đủ.

Bài thuốc dành cho trẻ nội nhiệt, táo bón

Bài thuốc dành cho trẻ nội nhiệt, táo bón

Lương y Minh Phúc

Trong Y học cổ truyền, trẻ em nội nhiệt, táo bón phần nhiều do trẻ vốn tạng nhiệt, lại ăn nhiều chất bổ, béo, ngọt... lâu ngày tất sinh nội nhiệt.

Giúp trẻ có đường ruột khỏe mạnh trong mùa nóng

Giúp trẻ có đường ruột khỏe mạnh trong mùa nóng

BS Nguyễn Văn Dũng

Ở trẻ em do hệ đường ruột chưa phát triển toàn diện, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng bởi cha mẹ, thói quen vệ sinh kém.

Phát động chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa thế giới 29/5

Phát động chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa thế giới 29/5

Tô Hội

Với việc tổ chức Chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới 2023, chủ đề: Khỏe tiêu hóa, khỏe đề kháng, Báo Sức khoẻ và Đời sống cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia mong muốn thực hiện mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân trước thực trạng về các vấn đề tiêu hóa, dinh dưỡng tại Việt Nam

Ăn phô mai có tốt không?

Ăn phô mai có tốt không?

Kim Ngân

Xu hướng sử dụng phô mai ngày càng phổ biến trong chế độ ăn uống của các gia đình Việt. Tuy nhiên nhiều người cũng chưa hiểu rõ hết giá trị dinh dưỡng của phô mai với sức khỏe.

7 mẹo giúp trẻ hết lười ăn rau

7 mẹo giúp trẻ hết lười ăn rau

Thiên Châu

Với trẻ lười ăn rau, cha mẹ nên kiên nhẫn để giúp trẻ ăn đầy đủ rau và chất xơ giúp bé bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.