Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Vitamin D dùng bao nhiêu là đủ?

Vitamin D, “vitamin ánh nắng”, là một trong những vitamin rất quan trọng với cơ thể. Tuy nhiên, đâu là cách bổ sung hiệu quả?

1. Hàm lượng vitamin D bao nhiêu là đủ?

Vitamin D có nguồn cung cấp vô tận từ ánh nắng mặt trời và một số loại thực phẩm có hàm lượng vitamin D cao như: Cá hồi, cá ngừ, lòng đỏ trứng, ngũ cốc tăng cường vi chất dinh dưỡng và một số loại nấm...

Theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, lượng vitamin D được khuyến nghị hàng ngày cho người lớn từ 19 – 70 tuổi là 15 microgam hoặc 600 đơn vị quốc tế (IU).  Hàm lượng cao nhất được coi là an toàn đối với người lớn là 4.000 IU/ngày.

Vitamin D, “vitamin ánh nắng”, là một trong những vitamin rất quan trọng với cơ thể.

Thiếu vitamin D có thể gặp các triệu chứng: Mệt mỏi, yếu cơ và đau xương. Tuy nhiên, khó có thể biết được có thể thiếu vitamin hay không. Do đó, để xác định xem mức vitamin D trong cơ thể có thấp hay không cách tốt nhất là xét nghiệm máu.

Nếu mức độ trên 50 nmol/L được coi là đủ, không cần bổ sung thêm. Với mức độ thấp hơn, có thể cần bổ sung vitamin D hàng ngày. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, những người không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, cần uống vitamin tổng hợp hàng ngày hoặc thường xuyên ăn thực phẩm bổ sung vitamin D. Nên sử dụng 600 đến 800 IU vitamin D mỗi ngày. Người lớn tuổi và phụ nữ mang thai có thể cần nhiều vitamin D hơn.

2. Bổ sung thế nào cho hiệu quả?

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang tranh cãi về việc nên bổ sung vitamin D hàng ngày với liều lượng nhỏ hay bổ sung hàng tuần với liều lượng lớn hơn.

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, liều vitamin D cao được cung cấp hàng tuần có thể mang lại hiệu quả cho một nhóm người nhất định. Một phân tích tổng hợp năm 2023 đã phát hiện ra rằng, liều lượng vitamin D rất cao hàng tuần (lên đến 21.000 IU) có thể làm giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong trong phòng chăm sóc đặc biệt ở những người mắc COVID-19. Một nghiên cứu khác so sánh 2 nhóm phụ nữ mang thai thiếu vitamin D3 được bổ sung 1.000 IU mỗi ngày và nhóm 50.000 IU mỗi tuần. Kết quả cho thấy, nhóm dùng liều cao hàng tuần không có tác dụng phụ bất lợi và có lượng vitamin D trong máu cao hơn sau 10 tuần.

Bổ sung vitamin D liều hàng ngày với hàm lượng vừa đủ sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn và ổn định hơn.

Mặc dù có thể có những trường hợp đặc biệt cần dùng liều hàng tuần cao hơn, nhưng các chuyên gia cho hay, đa số bệnh nhân cần bổ sung vitamin D chỉ nên dùng một lượng vừa đủ hàng ngày. Chỉ bổ sung liều lượng lớn hàng tuần trong thời gian ngắn cho những bệnh nhân thiếu vitamin D trầm trọng.

Các chuyên gia nhấn mạnh, việc bổ sung vitamin D liều hàng ngày với hàm lượng vừa đủ sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn và ổn định hơn.

Vitamin D là một trong 4 loại vitamin cần nguồn chất béo để hấp thụ. Do đó, các chuyên gia khuyên nên bổ sung vitamin D cùng với bữa ăn có chứa một số chất béo.
 

 

12/05/2023 07:00

Trẻ mới ăn dặm nên ăn nhạt hoàn toàn, đúng hay sai?

Trẻ mới ăn dặm nên ăn nhạt hoàn toàn, đúng hay sai?

Bảo Châu

Nhiều mẹ mới bắt đầu cho con ăn dặm nhận được những lời khuyên mâu thuẫn về lượng muối.

Uống nước ngọt có gas gây hại sức khỏe thế nào?

Uống nước ngọt có gas gây hại sức khỏe thế nào?

ThS.BS. Trần Thị Minh Nguyệt

Nước ngọt có gas rất phổ biến và được ưa chuộng, nhất là trong thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, uống nước ngọt có gas có tốt cho sức khỏe?

Cách bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ an toàn và hiệu quả

Cách bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ an toàn và hiệu quả

Kim Ngân

Ngày nay các bậc cha mẹ đã được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bổ sung vi chất an toàn và hiệu quả.

Vai trò của omega-3 với sự phát triển của trẻ em

Vai trò của omega-3 với sự phát triển của trẻ em

BS.Nguyễn Xuân Tuấn

Omega-3 là một nhóm acid béo rất cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác. Ngoài ra còn giúp tăng khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ phát triển dị ứng của trẻ...

Thiếu kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thế nào

Thiếu kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thế nào

BS Lê Hải

Kẽm là vi chất dinh dưỡng, lượng kẽm trong cơ thể khoảng 2 - 3g. Kẽm có đặc điểm không dự trữ trong cơ thể, có đời sống sinh học ngắn (12,5 ngày) trong các cơ quan nội tạng, nên dễ bị thiếu nếu khẩu phần cung cấp không đủ.

Bài thuốc dành cho trẻ nội nhiệt, táo bón

Bài thuốc dành cho trẻ nội nhiệt, táo bón

Lương y Minh Phúc

Trong Y học cổ truyền, trẻ em nội nhiệt, táo bón phần nhiều do trẻ vốn tạng nhiệt, lại ăn nhiều chất bổ, béo, ngọt... lâu ngày tất sinh nội nhiệt.

Giúp trẻ có đường ruột khỏe mạnh trong mùa nóng

Giúp trẻ có đường ruột khỏe mạnh trong mùa nóng

BS Nguyễn Văn Dũng

Ở trẻ em do hệ đường ruột chưa phát triển toàn diện, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng bởi cha mẹ, thói quen vệ sinh kém.

Phát động chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa thế giới 29/5

Phát động chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa thế giới 29/5

Tô Hội

Với việc tổ chức Chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới 2023, chủ đề: Khỏe tiêu hóa, khỏe đề kháng, Báo Sức khoẻ và Đời sống cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia mong muốn thực hiện mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân trước thực trạng về các vấn đề tiêu hóa, dinh dưỡng tại Việt Nam

Ăn phô mai có tốt không?

Ăn phô mai có tốt không?

Kim Ngân

Xu hướng sử dụng phô mai ngày càng phổ biến trong chế độ ăn uống của các gia đình Việt. Tuy nhiên nhiều người cũng chưa hiểu rõ hết giá trị dinh dưỡng của phô mai với sức khỏe.

7 mẹo giúp trẻ hết lười ăn rau

7 mẹo giúp trẻ hết lười ăn rau

Thiên Châu

Với trẻ lười ăn rau, cha mẹ nên kiên nhẫn để giúp trẻ ăn đầy đủ rau và chất xơ giúp bé bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.