Đăng nhập sổ của bạn
Vaccine đầu tiên ngăn ngừa virus hợp bào hô hấp cho người mang thai
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ vừa phê duyệt abrysvo, vaccine ngừa virus hợp bào hô hấp (RSV). Đây là loại vaccine đầu tiên sử dụng cho người mang thai nhằm ngăn ngừa RSV ở trẻ sơ sinh.
Abrysvo được phép sử dụng ở tuổi thai tuần từ 32 đến 36, dùng dưới dạng tiêm một liều duy nhất. Được biết trước đó vào tháng 5/2023, FDA đã phê duyệt abrysvo ngăn ngừa bệnh đường hô hấp dưới nghiêm trọng do RSV gây ra ở những người từ 60 tuổi trở lên.
Theo FDA, virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh đường hô hấp dưới ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới, phổ biến ở trẻ em dưới 2 tuổi, thường lây lan vào mùa thu và mùa đông.
Thông thường virus hợp bào hô hấp chỉ gây ra các triệu chứng giống cảm lạnh nhưng có thể dẫn đến bệnh nghiêm trọng ở đường hô hấp dưới, bao gồm viêm phổi và viêm tiểu phế quản.
Sự chấp thuận này cung cấp một lựa chọn cho những người mang thai, để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi căn bệnh có khả năng đe dọa đến tính mạng này.
Hiện tại, biện pháp bảo vệ duy nhất chống lại virus hợp bào hô hấp cho trẻ sơ sinh là tiêm kháng thể beyfortus, dùng một liều đầu tiên đã được phê duyệt gần đây cho trẻ dưới 8 tháng tuổi, được tiêm trước khi bắt đầu mùa RSV đầu tiên sau khi sinh.
Các tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất ở những người mang thai sử dụng abrysvo là đau ở chỗ tiêm, nhức đầu, đau cơ và buồn nôn.
Ngoài ra, mặc dù không phổ biến, nhưng thuốc có thể gây tăng huyết áp nguy hiểm (tiền sản giật, xảy ra ở 1,8% phụ nữ mang thai dùng brysvo so với 1,4% phụ nữ mang thai dùng giả dược), vàng da, trẻ nhẹ cân... trong nghiên cứu.
Trong các nghiên cứu về an toàn, trẻ nhẹ cân và vàng da ở trẻ sơ sinh cũng xảy ra với tỷ lệ cao hơn ở những người nhận abrysvo đang mang thai so với những người nhận giả dược đang mang thai.
26/08/2023 07:32
Tiêm vaccine được coi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sau tiêm trẻ có thể gặp các phản ứng từ nhẹ đến nặng.
Tiêm vaccine đúng lịch bao gồm cả các mũi tiêm cơ bản và mũi tiêm nhắc lại, để giúp cơ thể được bảo vệ tối ưu nhất. Nếu trẻ tiêm vaccine muộn hoặc sớm hơn so với lịch đề nghị thì có ảnh hưởng gì đến hiệu quả của vaccine?
Đã có 3 ca tử vong tại Hà Giang do bạch hầu. Như vậy có thể thấy những bệnh dịch trước đây tưởng như đã có thể ngăn ngừa bằng tiêm chủng thì nay đã có nguy cơ quay trở lại nếu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ.
Trên thực tế có những trẻ đã được tiêm vaccine mà vẫn mắc bệnh. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?
Thực tế vẫn còn có những cách nghĩ sai lầm về vaccine, nên một số cha mẹ đã không đưa con đi tiêm phòng đầy đủ. Điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến...
Viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao, truyền từ người này sang người khác qua máu hoặc dịch cơ thể. Nếu một bà mẹ tương lai mang virus viêm gan B, thì có nguy cơ cao lây truyền sang con trong khi sinh...
Khi trời nắng nóng, việc bảo quản thuốc đúng cách rất quan trọng, đặc biệt với người bệnh mãn tính cần điều trị bằng thuốc lâu dài.
Theo nghiên cứu mới đây, những người đã tiêm vaccine đậu mùa trước đây vẫn có khả năng miễn dịch đối với bệnh đậu mùa khỉ.
Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế vừa có văn bản hướng dẫn xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng các vaccine trong tiêm chủng mở rộng.
Sáng 28/4, Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) tổ chức tọa đàm một số lưu ý khi đưa tin bài về vaccine COVID-19 cho phóng viên báo chí.