Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Rụng tóc sau sinh do đâu, bao lâu thì hết

Sự thay đổi nội tiết, thiếu dinh dưỡng có thể là nguyên nhân gây rụng tóc sau sinh. Vậy rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết, cách khắc phục thế nào?

Rụng tóc là bệnh gì?

Rụng tóc được chia làm 2 loại: rụng tóc không sẹo và rụng tóc có sẹo.

- Rụng tóc có sẹo là tình trạng rụng tóc vĩnh viễn, rụng tóc kèm theo sự mất đi tế bào gốc của nang tóc. Do đó với trường hợp rụng tóc có sẹo, rất khó để tóc mọc lại. Các bệnh lý gây ra rụng tóc có sẹo là :

  • Bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa
  • Bệnh lichen phẳng ở nang lông
  • Viêm nang tóc hoại tử do nấm hoặc vi khuẩn
  • Hoặc một số bệnh lý phức tạp khác

BSCKI Lưu Thị Quỳnh giải đáp nguyên nhân gây rụng tóc sau sinh.

- Rụng tóc không sẹo là tình trạng rụng tóc mà nang tóc không bị tổn thương vĩnh viễn nên có khả năng mọc lại được do tự phát hoặc do được điều trị. Các bệnh lý gây ra rụng tóc không sẹo là:

- Rụng tóc kiểu hói hay rụng tóc do hormone androgen gây ra gặp cả ở nam và nữ.

- Rụng tóc mảng, rụng từng vùng do cơ chế miễn dịch

- Rụng tóc do tật nhổ tóc, người bệnh có thói quen nhổ tóc, kéo tóc làm tóc rụng thành từng mảng không đều.

- Rụng tóc sau stress: sau sốt, sau sinh, sau điều trị hóa chất, do nhiễm độc (sau điều trị hóa chất) hoặc dùng một số loại thuốc.

Rụng tóc có di truyền hay không? Đối với tình trạng rụng tóc do nội tiết tố là có di truyền.

Tình trạng tóc rụng sau sinh có thể tự hết sau 6-12 tháng.

Rụng tóc sau sinh do đâu?

Rụng tóc sau sinh được xếp vào loại rụng tóc không sẹo nên hoàn toàn có thể phục hồi được. Nguyên nhân gây rụng tóc sau sinh chính là suy giảm đột ngột hormone estrogen làm cho nang tóc bị chuyển đột ngột sang giai đoạn nghỉ ngơi dẫn đến tóc rụng hàng loạt.

Đồng thời trong quá trình mang thai, sinh nở và cho con bú, người mẹ phải dồn một lượng lớn vi chất để nuôi em bé cũng như mất máu trong quá trình sinh. Điều này làm cho cơ thể bị thiếu hụt một lượng lớn các vi chất như sắt, kẽm, axit béo thiết yếu, vitamin, selen…Từ đó dẫn đến tình trạng tóc rụng nhiều.

Bên cạnh đó, việc sinh nở là biến cố lớn trong cuộc đời người phụ nữ. Do vậy cũng có thể dẫn đến stress, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tóc rụng.

Rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết

Rụng tóc sau sinh thường gặp ở các bà mẹ sau khi sinh từ 3-4 tháng. Việc rụng tóc sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cho thấy bà mẹ đang thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc căng thẳng, stress. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ.

Tình trạng này là tạm thời và tóc sẽ mọc trở lại sau 6-12 tháng. Nếu tình trạng tóc rụng kéo dài trên 12 tháng phụ nữ cần đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa.

Việc rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết phụ thuộc vào cơ địa của từng người cũng như nguyên nhân. Với trường hợp do thiếu vi chất hoặc chất dinh dưỡng, việc bổ sung dinh dưỡng có thể khiến tình trạng giảm dần. Nếu trường hợp rụng tóc do stress, căng thẳng hoặc thay đổi nội tiết tố, việc cải thiện tình trạng tóc rụng cần nhiều thời gian hơn.

Căng thẳng, stress có thể khiến tóc rụng nhiều hơn.

Để khắc phục tình trạng rụng tóc sau sinh, phụ nữ cần tìm hiểu nguyên nhân gây rụng tóc. Bên cạnh đó có thể áp dụng một số phương pháp như:

- Bổ sung các vitamin, khoáng chất, vi chất cần thiết cho cơ thể. Phụ nữ ngay từ khi mang thai có thể bổ sung các vitamin theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng bị thiếu hụt dưỡng chất sau sinh.

- Không tác động hóa chất lên tóc, nhiệt độ quá cao để sấy/gội khiến tóc rụng nhiều hơn.

- Luôn giữ tinh thần thoải mái. Việc căng thẳng, stress hay lo lắng không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ mà còn có thể khiến tóc rụng nhiều hơn.

 

15/11/2023 15:16

Trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không?

Trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không?

BS Nguyễn Thị Bích

Tắm cho trẻ sơ sinh là một việc khiến nhiều cha mẹ lúng túng, có thể gây nhiều áp lực, nhất là với bố mẹ còn trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ đó lại là khoảng thời gian tuyệt vời để trẻ cảm nhận được hơi nước ấm trên da và gắn kết tình cảm với bố mẹ.

Chăm sóc trẻ sơ sinh và những sai lầm thường gặp

Chăm sóc trẻ sơ sinh và những sai lầm thường gặp

BS Ngô Văn Mạnh

Trẻ sơ sinh sẽ phải dần thích nghi với việc tự thở, tự bú và chống chịu thời tiết bên ngoài lúc nóng lúc lạnh. Vì vậy, việc chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách là vô cùng quan trọng.

Một số lưu ý trong ăn uống ở phụ nữ sau sinh

Một số lưu ý trong ăn uống ở phụ nữ sau sinh

BS. Vũ Hồng

Một chế độ ăn uống hợp lý cùng tinh thần thoải mái sẽ giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau cuộc vượt cạn vất vả...

5 vị thuốc lợi sữa dễ kiếm cho phụ nữ sau sinh

5 vị thuốc lợi sữa dễ kiếm cho phụ nữ sau sinh

BS. Phạm Ánh Ngân

Từ xưa, dân gian đã lưu truyền nhiều cây thuốc, vị thuốc có tác dụng lợi sữa giúp phụ nữ sau sinh có nhiều sữa cho con bú ngay từ đầu.

8 bài thuốc chữa tắc tia sữa, mụn nhọt từ bồ công anh

8 bài thuốc chữa tắc tia sữa, mụn nhọt từ bồ công anh

Mai Phương

Bồ công anh là một vị thuốc thường dùng chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt…

Làm thế nào để hạn chế bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh?

Làm thế nào để hạn chế bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh?

ThS. BS Nguyễn Thị Kim Anh

Trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng. Bệnh nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây tử vong cho trẻ sơ sinh.

Rụng tóc, gãy móng sau sinh có phải do thiếu sắt?

Rụng tóc, gãy móng sau sinh có phải do thiếu sắt?

BS. Nguyễn Thanh Sang

Các mẹ sau sinh thường bị rụng tóc, gãy móng, mệt mỏi, dễ cáu gắt… Các triệu chứng này nếu nghiêm trọng, nặng nề và kéo dài có thể do thiếu sắt.

Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh từ 0 - 7 ngày tuổi

Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh từ 0 - 7 ngày tuổi

BS Nguyễn Ngọc Ánh

Từ 0 - 7 ngày tuổi là một trong những giai đoạn đầu đời quan trọng nhất của trẻ sơ sinh. Trẻ chuyển từ môi trường sống trong tử cung, được nuôi dưỡng trực tiếp bằng máu mẹ qua dây rốn sang môi trường sống ngoài tử cung, phải tự ăn, tự chuyển hóa.

Hãy cho con bú kể cả khi mẹ bị sốt hoặc cảm lạnh

Hãy cho con bú kể cả khi mẹ bị sốt hoặc cảm lạnh

BS. Vũ Thu Thủy

Nhiều bà mẹ đang cho con bú thường lo lắng khi ốm đau hay bị sốt sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và giảm chất lượng nguồn sữa.

Cho con bú không phải là biện pháp tránh thai an toàn

Cho con bú không phải là biện pháp tránh thai an toàn

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Cho con bú là một biện pháp tránh thai, tuy nhiên, phương pháp tránh thai tự nhiên này vẫn có nhiều khả năng mang thai khi bà mẹ quan hệ tình dục trở lại,