Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

 

1. Vì sao phụ nữ sau sinh dễ bị cúm?

Cúm là một bệnh do virus gây ra. Bệnh có khả năng lây truyền rất nhanh nhưng cũng dễ khỏi ở những trường hợp bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, cúm có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Phụ nữ đang cho con bú là một trong những đối tượng dễ lây cúm. Nguyên nhân là do sau sinh sức khỏe của mẹ suy yếu, sức đề kháng suy giảm, cơ thể bị suy nhược cả về thể chất và tinh thần…

Nếu mắc cúm, mẹ sẽ trở nên mệt mỏi, suy nhược, có thể làm lây nhiễm cúm cho trẻ. Nếu điều trị sớm, đúng cách bệnh sẽ khỏi sau 7 - 10 ngày. Nếu không được điều trị đúng, cúm lâu khỏi hơn, thậm chí có thể gây một số biến chứng nguy hiểm:

- Tắc tia sữa.

- Giảm tiết sữa, mất sữa.

- Viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang…

Phụ nữ đang cho con bú là một trong những đối tượng dễ lây cúm.

2. Dùng thuốc trị cúm nào an toàn ở bà mẹ cho con bú?

Với các trường hợp mới mắc cúm hoặc các triệu chứng cúm nhẹ, nên dùng một số biện pháp: Súc miệng, họng, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%... Đồng thời kết hợp với việc ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, giữ vệ sinh cơ thể… để tăng sức đề kháng.

Một số thuốc dùng trong trị cúm được coi là an toàn ở bà mẹ cho con bú:

2.1.Thuốc hạ sốt

- Acetaminophen: Có thể dùng thuốc acetaminophen (paracetamol) để hạ sốt giảm đau khi bị cảm cúm có sốt trên 38,5 độ ở phụ nữ sau sinh. Liều sử dụng an toàn là 10 - 15mg/kg cân nặng mỗi 4 - 6 giờ. Lưu ý không dùng quá 6 lần trong 24 giờ.

- Ibuprofen: Ibuprofen là một thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroid (NSAIDS), thuốc này có tác dụng giúp giảm đau và hạ sốt. Lưu ý, các bà mẹ bị loét dạ dày và hen suyễn không sử dụng thuốc này.

Mặc dù các thuốc này có thể đi vào sữa mẹ nhưng không ảnh hưởng đến trẻ. Những thuốc này chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn.

Bà mẹ cho con bú chỉ nên dùng các thuốc trị cúm trong thời gian ngắn.

2.2. Thuốc kháng histamine

Một số thuốc kháng histamine có thể sử dụng cho bà mẹ cho con bú để giảm sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi khi mắc cúm. Các thuốc an toàn bao gồm: Loratadine, fexofenadine… Không nên dùng thuốc kéo dài.

Các thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ: Khó chịu, buồn ngủ. Tuy nhiên, các triệu chứng này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và không quá nghiêm trọng.

2.3. Thuốc thông mũi

Thuốc thông mũi Pseudoephedrine có thể giúp giảm sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi trong bệnh cúm. Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng cho bà mẹ đang cho con bú vì có thể làm giảm tiết sữa.

2.4. Thuốc kháng virus

Thuốc kháng virus có thể được sử dụng trong một số trường hợp có nguy cơ cao bị biến chứng. Oseltamivir là thuốc kháng virus trị cúm được lựa chọn hàng đầu trong trị cúm cho bà mẹ đang cho con bú, vì thuốc đi vào sữa rất ít và không gây độc cho trẻ bú mẹ.

3. Lưu ý khi dùng thuốc

Để dùng thuốc an toàn ở bà mẹ cho con bú, nên thực hiện:

- Không tự ý dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

- Đọc kỹ tờ hướng dẫn dùng thuốc.

- Cần tuân thủ chỉ định về liều lượng, thời gian, cách dùng thuốc.

- Nên uống thuốc ngay sau khi cho trẻ bú hoặc cách 2 - 4 giờ trước khi trẻ bú để hạn chế lượng thuốc vào trẻ.

- Nên dùng thuốc trong thời gian ngắn với liều thấp nhất có thể.

- Trong thời gian dùng thuốc nếu trẻ gặp bất kỳ triệu chứng bất thường như bỏ bú, ngầy ngật, sụt cân, tiêu chảy… cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

09/04/2024 11:44

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?

Trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không?

Trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không?

BS Nguyễn Thị Bích

Tắm cho trẻ sơ sinh là một việc khiến nhiều cha mẹ lúng túng, có thể gây nhiều áp lực, nhất là với bố mẹ còn trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ đó lại là khoảng thời gian tuyệt vời để trẻ cảm nhận được hơi nước ấm trên da và gắn kết tình cảm với bố mẹ.