Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Làm thế nào để hạn chế bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng. Bệnh nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây tử vong cho trẻ sơ sinh.

Những bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở trẻ sơ sinh thường thấy là: Nhiễm trùng da, nhiễm trùng rốn, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm ruột, viêm màng não… Nguyên nhân là do sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn kém, sự thiếu hiểu biết của gia đình và người chăm sóc trẻ khi chăm sóc không đúng cách sẽ gây ra những tổn thương cho trẻ.

Cách hạn chế bệnh lý nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh 

Trẻ cần dinh dưỡng tốt để tăng sức đề kháng, hạn chế tiếp xúc tác nhân gây bệnh và chăm sóc vệ sinh cho trẻ thật tốt là cách để hạn chế bệnh nhiễm trùng cho trẻ.

1. Nuôi con bằng sữa mẹ

Trẻ sơ sinh tốt nhất nên nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bà mẹ phải ăn uống khoa học để sữa mẹ đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Sữa mẹ ngoài cung cấp chất dinh dưỡng còn chứa các kháng thể giúp trẻ giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Các nhà khoa học đã chứng minh sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên chứa nhiều chất kháng khuẩn, tǎng cường sức đề kháng cho trẻ. Trong sữa mẹ có những yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể mà không một thức ǎn nào có thể thay thế được đó là: Các globulin miễn dịch, chủ yếu là IgA có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Vì vậy, các bà mẹ cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ bú sớm 30 phút sau khi sinh, cho trẻ bú hoàn toàn 6 tháng đầu, không nên cai sữa trước 12 tháng, nên cho trẻ bú đến 18 - 24 tháng.

Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh.

2. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc nguồn lây nhiễm trùng

Mẹ và người chăm sóc trẻ phải vệ sinh sạch sẽ như tắm rửa mỗi ngày không nên kiêng cữ và rửa tay thường xuyên trước khi tiếp xúc trẻ.

Khi mẹ hay người chăm sóc trẻ bị sốt, ho, cảm cúm hay các bệnh lý nhiễm trùng khác thì không nên trực tiếp chăm sóc cho trẻ, vì sẽ có nguy cơ lây bệnh cho trẻ. Nếu buộc phải chăm sóc vì không có người thay thế cần đảm bảo mang khẩu trang, rửa tay đúng cách khi chăm sóc trẻ.

Đối với thời kỳ sơ sinh, cần hạn chế người vào thăm trẻ cũng là cách hạn chế nguồn lây bệnh.

Các dụng cụ cần tiệt khuẩn bằng cách luộc nước sôi hay hấp trước khi cho trẻ dùng như ly, muỗng, bình sữa... Các đồ dùng cho trẻ như khăn, quần áo, chăn, gối phải sạch sẽ và nên thay thường xuyên.

Phòng ngủ của trẻ ở phải thoáng mát, sạch sẽ, ít ồn ào, ánh sáng vừa phải.

3. Lưu ý về chăm sóc vệ sinh trẻ mỗi ngày

Chăm sóc da

Trẻ cần tắm rửa mỗi ngày để làm sạch da, hạn chế nhiễm trùng và giúp trẻ thoải mái. Không nên ủ ấm trẻ quá mức, không nằm than, không phơi nắng trẻ, nên bổ sung vitamin D uống mỗi ngày. Chú ý thay tã thường xuyên để hạn chế tình trạng hăm da vùng mang tã.

Chăm sóc rốn

Rốn khi chưa rụng và sau rụng còn tiết dịch nên cần phải chăm sóc đúng cách, mỗi ngày vệ sinh bằng nước muối sinh lý để hạn chế nhiễm trùng. Rốn chưa rụng cần để thoáng, không băng rốn và quấn tã dưới rốn. Không tự ý bôi chất lạ vào rốn khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.

Chăm sóc mắt

Mắt trẻ sơ sinh sau khi sinh có thể tiết ít ghèn do phản ứng với thuốc nhỏ mắt phòng ngừa nhiễm trùng mắt sau sinh. Cần rửa mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% và lau mắt trẻ bằng bông vô trùng.

Một số trẻ còn tiết ghèn ít, hay chảy nước mắt sống kéo dài, có thể trẻ bị tắc lệ đạo bẩm sinh. Trẻ cần rửa mắt với nước muối sinh lý mỗi ngày để làm sạch. Không tự ý dùng thuốc hay nhỏ mắt bằng chất lạ trước khi hỏi ý kiến bác sĩ.

Trẻ sơ sinh dễ bị viêm kết mạc sau khi sinh do các tác nhân như lậu, tụ cầu, chlamydia… Do đó, khi mắt trẻ sưng đỏ hay có ghèn mủ nhiều, phải đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị.

Nhiễm trùng sơ sinh là tình trạng nhiễm trùng trên trẻ lứa tuổi sơ sinh (từ lúc sinh cho đến 28 ngày tuổi). Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng bởi vì hệ thống miễn dịch (là cơ quan phòng vệ của cơ thể) chưa phát triển hoàn chỉnh, nhất là trẻ sinh non.Việc điều trị tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng của trẻ (nặng hay nhẹ, cơ quan nào bị tổn thương). Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng thường phải nhập viện, điều trị với thuốc kháng sinh, có thể truyền dịch, thở oxy...Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus trong bào thai, lúc sinh, hoặc sau khi sinh. Đa số nhiễm vi khuẩn là do trẻ hít hoặc nuốt phải vi khuẩn sống bình thường trong đường sinh dục của mẹ khi đi qua trong lúc sinh; Sau đó vi khuẩn hoặc virus đi vào phổi hoặc vào máu của trẻ. Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm virus. Một số loại virus như Herpes hay thủy đậu có thể gây ra bệnh nặng ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non. Virus có thể đi vào máu của trẻ sơ sinh khi trẻ còn trong bụng người mẹ bị nhiễm virus này, hoặc bị nhiễm sau sinh, nếu tiếp xúc với người mắc bệnh.

07/09/2023 14:26

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?