Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Rụng tóc, gãy móng sau sinh có phải do thiếu sắt?

Các mẹ sau sinh thường bị rụng tóc, gãy móng, mệt mỏi, dễ cáu gắt… Các triệu chứng này nếu nghiêm trọng, nặng nề và kéo dài có thể do thiếu sắt.

Cảm thấy mệt mỏi là điều bình thường đối với nhiều bà mẹ sau khi sinh con. Tuy nhiên, khi mệt mỏi kéo dài, đi kèm rụng tóc, gãy móng, dễ cáu gắt… được xem là dấu hiệu của tình trạng thiếu sắt.

1. Thiếu sắt là tình trạng dễ gặp ở phụ nữ sau sinh

Thiếu máu là tình trạng có quá ít huyết sắc tố được vận chuyển bởi các tế bào hồng cầu, do đó làm giảm khả năng vận chuyển đủ oxy của máu để đáp ứng nhu cầu sinh lý. Có một số nguyên nhân gây thiếu máu, bao gồm mất máu, thiếu sắt và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng khác.

Thiếu sắt là một trong những dạng thiếu máu dinh dưỡng phổ biến nhất.

Các mẹ sau sinh thường có các vấn đề như rụng tóc, gãy móng, mệt mỏi, dễ cáu gắt…

Trong thời kỳ mang thai, hầu hết phụ nữ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc bổ sung sắt trong thai kỳ, bởi vi chất này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt sau sinh lại chưa được quan tâm đúng mức.

Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thiếu sắt khi mang thai lên tới 30% và tỷ lệ thiếu máu sau sinh cũng tương đương như vậy. Nghĩa là cứ 3 mẹ sau sinh lại có 1 mẹ bị thiếu máu.

Nguyên nhân thiếu máu sau sinh là do:

  • Trong thai kỳ không bổ sung đủ.
  • Cơ thể có xu hướng giảm dự trữ sắt sau sinh.
  • Mất một lượng máu lớn khi sinh đẻ, đặc biệt thai phụ sinh mổ có thể mất đến 0,5-1 lít máu.

Thiếu sắt và thiếu máu trong thời kỳ hậu sản có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người mẹ và trẻ sơ sinh. Những bà mẹ có lượng sắt dự trữ thấp tại thời điểm sinh con và sau khi sinh con có thể bị mệt mỏi, cáu gắt, rụng tóc, móng sọc, gãy móng… thậm chí có các triệu chứng trầm cảm.

2. Làm gì để ngừa nguy cơ thiếu sắt sau sinh?

Điều trị thiếu sắt sau sinh bao gồm một số thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống bằng cách bổ sung sắt theo khuyến nghị. Do vậy các khuyến nghị đưa ra cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai và sau sinh cần bổ sung sắt như sau:

  • Trong suốt thai kỳ, mẹ cần bổ sung theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 30 mg - 60 mg sắt nguyên tố và 0.4 mg acid folic.
  • Mẹ sau sinh - WHO vẫn khuyến cáo tiếp tục uống sắt 6-12 tuần sau sinh với liều 30-60mg sắt để giảm thiếu máu sau sinh và sau đó duy trì liều sinh lý.

Tuy nhiên, việc bổ sung sắt chỉ nên được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ vì có thể xảy ra các biến chứng liên quan đến việc dùng sắt như táo bón, đau bụng và đau đầu. Uống sắt cũng có thể ức chế sự hấp thu kẽm, một yếu tố thiết yếu khác...

Không có người phụ nữ nào hồi phục ngay lập tức sau khi sinh con, nhưng việc áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất sắt sẽ không chỉ chống lại tình trạng thiếu máu sau sinh mà còn giúp chúng ta cảm thấy khỏe mạnh và hạnh phúc hơn về tổng thể.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa thiếu máu là đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, ăn thực phẩm giàu chất sắt, như thịt đỏ, bánh mì nguyên hạt, trứng, rau lá xanh, trái cây sấy khô và thuốc bổ sung sắt qua đường uống. Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ tối đa lượng chất sắt từ chế độ ăn uống. Vitamin C có thể được lấy từ cam, chanh, chanh và rau sống.

Vì vậy, phụ nữ nuôi con bú lưu ý duy trì bổ sung đúng và đủ lượng vi chất trong thai kỳ cũng như sau sinh, để mẹ có sức khỏe tốt và bé phát triển khỏe mạnh.

 

03/09/2023 16:33

Làm thế nào để hạn chế bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh?

Làm thế nào để hạn chế bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh?

ThS. BS Nguyễn Thị Kim Anh

Trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng. Bệnh nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây tử vong cho trẻ sơ sinh.

Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh từ 0 - 7 ngày tuổi

Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh từ 0 - 7 ngày tuổi

BS Nguyễn Ngọc Ánh

Từ 0 - 7 ngày tuổi là một trong những giai đoạn đầu đời quan trọng nhất của trẻ sơ sinh. Trẻ chuyển từ môi trường sống trong tử cung, được nuôi dưỡng trực tiếp bằng máu mẹ qua dây rốn sang môi trường sống ngoài tử cung, phải tự ăn, tự chuyển hóa.

Hãy cho con bú kể cả khi mẹ bị sốt hoặc cảm lạnh

Hãy cho con bú kể cả khi mẹ bị sốt hoặc cảm lạnh

BS. Vũ Thu Thủy

Nhiều bà mẹ đang cho con bú thường lo lắng khi ốm đau hay bị sốt sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và giảm chất lượng nguồn sữa.

Cho con bú không phải là biện pháp tránh thai an toàn

Cho con bú không phải là biện pháp tránh thai an toàn

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Cho con bú là một biện pháp tránh thai, tuy nhiên, phương pháp tránh thai tự nhiên này vẫn có nhiều khả năng mang thai khi bà mẹ quan hệ tình dục trở lại,

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi – nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi – nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Bs Mai Khanh

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh xuất hiện trong 4 tuần đầu sau khi sinh, tổn thương phổ biến nhất là sẩn, mụn mủ, tự giới hạn, thường tự khỏi sau 4 tuần - 3 tháng

Khi nào trẻ sơ sinh có thể uống nước?

Khi nào trẻ sơ sinh có thể uống nước?

Bảo Châu

Nhiều cha, mẹ rất lúng túng khi nghe rằng trẻ sơ sinh không nên uống nước. Vậy cần bổ sung nước cho trẻ thế nào?

Kinh nguyệt không đều sau sinh con, khi nào cần đi khám?

Kinh nguyệt không đều sau sinh con, khi nào cần đi khám?

ThS.BS Lê Quang Dương

Nhiều phụ nữ thắc mắc, tại sao chu kỳ kinh lại dừng lại trong khi cho con bú? khi nào chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường?

Loãng xương ở phụ nữ sau sinh và cách điều trị

Loãng xương ở phụ nữ sau sinh và cách điều trị

BS.Nguyễn Xuân Tuấn

Quá trình mang thai và sau khi sinh, rất nhiều phụ nữ cảm thấy nhức mỏi, rễ bị chuột rút… Loãng xương sau sinh là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Nguyên nhân do đâu và có cách nào phòng ngừa, điều trị?

Hội chứng rung lắc ở trẻ em nguy hiểm thế nào?

Hội chứng rung lắc ở trẻ em nguy hiểm thế nào?

Quang Nhân

Hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ dễ xảy ra khi trẻ bị người chăm sóc lắc một cách thô bạo. Cần nghĩ tới hội chứng này khi trẻ có những dấu hiệu bất thường.

Mẹ bị nhiễm virus HPV có nên cho con bú không?

Mẹ bị nhiễm virus HPV có nên cho con bú không?

Mỹ Uyên

Nuôi con bằng sữa mẹ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nếu người mẹ bị nhiễm virus HPV có thể cho con bú một cách an toàn không?