Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Cho con bú không phải là biện pháp tránh thai an toàn

Cho con bú là một biện pháp tránh thai, tuy nhiên, phương pháp tránh thai tự nhiên này vẫn có nhiều khả năng mang thai khi bà mẹ quan hệ tình dục trở lại,

1. Vẫn có khả năng mang thai khi đang cho con bú

Tuy việc thụ thai khi bà mẹ đang cho con bú không phải là dễ dàng như bình thường nhưng quá trình này không phải là giai đoạn an toàn tuyệt đối.

Mặc dù chưa có kinh nguyệt trong nhiều tháng sau sinh nhưng buồng trứng vẫn có thể giải phóng một quả trứng hoàn chỉnh bất kỳ lúc nào trước khi sản phụ thực sự trở lại chu kỳ kinh nguyệt (chỉ sau khi trứng đã rụng được 2 tuần, mới bắt đầu thấy kinh nguyệt).

Khi mẹ cho con bú vẫn có có khả năng mang thai.

Nếu sản phụ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, chu kỳ kinh nguyệt có thể chỉ "khởi động" lại sau đó ít nhất là 1 năm (tính từ thời điểm bạn sinh bé). Nếu bé ngủ suốt đêm (ít dậy bú mẹ) trong giai đoạn trước 1 tuổi thì chu kỳ kinh của sản phụ thường sẽ trở lại sớm hơn (3 - 8 tháng sau sinh). Điều này cũng tương tự nếu cho trẻ uống thêm sữa công thức.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ nên trì hoãn mang thai ít nhất 2 năm sau khi sinh nhằm có lợi cho sức khỏe cả mẹ lẫn con. Vì thế, trong giai đoạn sau sinh, điều quan trọng nhất là chọn được phương pháp tránh thai phù hợp, vừa kế hoạch cho mẹ vừa an toàn cho con.

Tuy nhiên, nhiều sản phụ có kinh nguyệt trở lại chỉ 2 tháng sau sinh dù cho bé bú mẹ 100%. Vì thế, với khả năng rụng trứng trước khi chính thức có kinh nguyệt, khả năng có thai của các bà mẹ là 10%. Như vậy, bé càng bú mẹ thường xuyên (nhiều lần) thì sự khởi động lại chu kỳ nguyệt san sẽ chậm. Các chuyên gia tin tưởng rằng chính quá trình cho con bú đã kìm hãm các hormone kích thích quá trình rụng trứng.

2. Chủ động ngừa thai khi đang cho con bú

Cho trẻ bú mẹ là phương pháp tránh thai tự nhiên từ sữa. Nhưng điều này không có nghĩa là bà mẹ nào cho con bú cũng có thể sử dụng hiệu quả biện pháp này. Vì vậy, theo các bác sĩ sản khoa, trong thời gian cho con bú, các mẹ nên tìm hiểu và sử dụng các biện pháp tránh thai khác như:

2.1 Biện pháp tránh thai không có hormone

Bao cao su: Dùng bao cao su là biện pháp tránh thai hiệu quả nhất, đồng thời hạn chế lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục và không ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Vòng tránh thai: Đặt vòng tránh thai khi đang cho con bú là một biện pháp tránh thai cực kỳ hiệu quả. Loại vòng tránh thai này được làm bằng đồng, hoàn toàn không gây bất cứ ảnh hưởng xấu nào đến chất lượng và số lượng sữa mẹ. Thời gian thích hợp để đặt vòng tránh thai sớm nhất là sau sau sinh 6 tuần khi tử cung co hồi lại bình thường.

2.2 Biện pháp tránh thai có hormone

Thuốc tránh thai chỉ có Progestin (POPs): Phương pháp này, khi được sử dụng hàng ngày, có hiệu quả cao đối với phụ nữ đang cho con bú và không gây ảnh hưởng lên sự tiết sữa cũng như chất lượng sữa. Theo khuyến cáo của WHO, bà mẹ cho con bú nên uống thuốc tránh thai loại POPs sau sinh 6 tuần và uống mỗi ngày vào cùng một thời điểm không chậm quá 3 giờ. Nếu quên hay chậm quá 3 giờ nên sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng trong vòng 48 giờ.

Các bà mẹ đang cho con bú nên lựa chọn biện pháp tránh thai an toàn để không ảnh hưởng đến nguồn sữa.

Thuốc tiêm tránh thai DMPA: Đây là thuốc tiêm được sử dụng an toàn trong thời kỳ cho con bú và không ức chế sản xuất sữa. Phụ nữ đang cho con bú cần đợi đến sau sinh 6 tuần để tiêm DMPA. Tuy nhiên, có một vài tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng phương pháp này như rong huyết và tăng cân.

Que cấy tránh thai Implanon: Que cấy chỉ chứa progestin được cấy vào cánh tay. Đây là một trong những lựa chọn tránh thai thích hợp cho các bà mẹ vì nó không ảnh hưởng nhiều đến sữa mẹ cũng như quá trình cho con bú và có hiệu quả trong 3 năm. Tuy nhiên, cần lưu ý khả năng rong huyết trong vài tháng đầu sử dụng hoặc tình trạng vô kinh.

Khả năng sinh sản có thể trở lại bất cứ lúc nào sau khi sinh con, bất kể mẹ có đang cho con bú hay không. Cho con bú sữa mẹ chỉ làm giảm khả năng mang thai trong 6 tháng đầu và chỉ khi cho con bú hoàn toàn ít nhất 4 đến 6 giờ một lần. Có nhiều biện pháp tránh thai để các bà mẹ đang cho con bú lựa chọn nhưng nên tránh các biện pháp tránh thai có chứa estrogen vì nó có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa.

Duy trì việc cho con bú là điều quan trọng, nếu lo lắng về lựa chọn biện pháp tránh thai khi đang cho con bú, các bà mẹ nên đến bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn kỹ.

 

 

01/08/2023 16:51

Làm thế nào để hạn chế bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh?

Làm thế nào để hạn chế bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh?

ThS. BS Nguyễn Thị Kim Anh

Trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng. Bệnh nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây tử vong cho trẻ sơ sinh.

Rụng tóc, gãy móng sau sinh có phải do thiếu sắt?

Rụng tóc, gãy móng sau sinh có phải do thiếu sắt?

BS. Nguyễn Thanh Sang

Các mẹ sau sinh thường bị rụng tóc, gãy móng, mệt mỏi, dễ cáu gắt… Các triệu chứng này nếu nghiêm trọng, nặng nề và kéo dài có thể do thiếu sắt.

Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh từ 0 - 7 ngày tuổi

Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh từ 0 - 7 ngày tuổi

BS Nguyễn Ngọc Ánh

Từ 0 - 7 ngày tuổi là một trong những giai đoạn đầu đời quan trọng nhất của trẻ sơ sinh. Trẻ chuyển từ môi trường sống trong tử cung, được nuôi dưỡng trực tiếp bằng máu mẹ qua dây rốn sang môi trường sống ngoài tử cung, phải tự ăn, tự chuyển hóa.

Hãy cho con bú kể cả khi mẹ bị sốt hoặc cảm lạnh

Hãy cho con bú kể cả khi mẹ bị sốt hoặc cảm lạnh

BS. Vũ Thu Thủy

Nhiều bà mẹ đang cho con bú thường lo lắng khi ốm đau hay bị sốt sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và giảm chất lượng nguồn sữa.

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi – nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi – nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Bs Mai Khanh

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh xuất hiện trong 4 tuần đầu sau khi sinh, tổn thương phổ biến nhất là sẩn, mụn mủ, tự giới hạn, thường tự khỏi sau 4 tuần - 3 tháng

Khi nào trẻ sơ sinh có thể uống nước?

Khi nào trẻ sơ sinh có thể uống nước?

Bảo Châu

Nhiều cha, mẹ rất lúng túng khi nghe rằng trẻ sơ sinh không nên uống nước. Vậy cần bổ sung nước cho trẻ thế nào?

Kinh nguyệt không đều sau sinh con, khi nào cần đi khám?

Kinh nguyệt không đều sau sinh con, khi nào cần đi khám?

ThS.BS Lê Quang Dương

Nhiều phụ nữ thắc mắc, tại sao chu kỳ kinh lại dừng lại trong khi cho con bú? khi nào chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường?

Loãng xương ở phụ nữ sau sinh và cách điều trị

Loãng xương ở phụ nữ sau sinh và cách điều trị

BS.Nguyễn Xuân Tuấn

Quá trình mang thai và sau khi sinh, rất nhiều phụ nữ cảm thấy nhức mỏi, rễ bị chuột rút… Loãng xương sau sinh là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Nguyên nhân do đâu và có cách nào phòng ngừa, điều trị?

Hội chứng rung lắc ở trẻ em nguy hiểm thế nào?

Hội chứng rung lắc ở trẻ em nguy hiểm thế nào?

Quang Nhân

Hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ dễ xảy ra khi trẻ bị người chăm sóc lắc một cách thô bạo. Cần nghĩ tới hội chứng này khi trẻ có những dấu hiệu bất thường.

Mẹ bị nhiễm virus HPV có nên cho con bú không?

Mẹ bị nhiễm virus HPV có nên cho con bú không?

Mỹ Uyên

Nuôi con bằng sữa mẹ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nếu người mẹ bị nhiễm virus HPV có thể cho con bú một cách an toàn không?