Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Hãy cho con bú kể cả khi mẹ bị sốt hoặc cảm lạnh

Nhiều bà mẹ đang cho con bú thường lo lắng khi ốm đau hay bị sốt sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và giảm chất lượng nguồn sữa.

1. Có an toàn khi cho con bú khi bị sốt, cảm cúm, cảm lạnh?

Cho con bú sữa mẹ là an toàn khi người mẹ mắc các bệnh thông thường như viêm họng, ho, sốt, cảm cúm, cảm lạnh...

Sữa mẹ tạo ra kháng thể để bảo vệ con ngay cả trong trường hợp có người bên cạnh hắt hơi, sổ mũi.

Khi mẹ bị sốt, cảm cúm, cảm lạnh, thậm chí là mắc COVID-19 vẫn nên cho con bú.

Mẹ nên tiếp tục cho con bú sữa mẹ kể cả đang dùng thuốc kháng virus để điều trị các triệu chứng giống như cúm. Sữa mẹ được sản xuất đặc biệt dành riêng cho con, cung cấp các kháng thể mà trẻ cần để chống nhiễm trùng. Vì vậy, tiếp tục cho con bú có thể bảo vệ con khỏi bị nhiễm trùng mà cơ thể mẹ đang chống lại. Trong trường hợp mẹ bị cảm lạnh, sốt hoặc thậm chí là mắc COVID, mẹ cũng không nên ngừng cho con bú.

Lý do việc cho con bú lại quan trọng đối với con ngay cả khi mẹ bị bệnh:

Ngăn ngừa cai sữa sớm: Ngừng cho con bú đột ngột có thể khiến người mẹ có nguy cơ bị căng sữa, tắc ống dẫn sữa hoặc viêm vú cũng giống một sự thay đổi đột ngột đối với hệ thống tiêu hóa và miễn dịch của bé. Trẻ bắt đầu ăn dặm càng sớm càng có tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt cao hơn, nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề về cân nặng cao hơn.

Cải thiện khả năng miễn dịch:  Sữa mẹ chứa các kháng thể và các yếu tố miễn dịch khác có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh cúm và là nguồn dinh dưỡng được khuyến nghị cho trẻ sơ sinh, ngay cả khi người mẹ bị bệnh. Nếu mẹ quá ốm không thể cho trẻ bú mẹ nên được khuyến khích và hỗ trợ vắt sữa thường xuyên để trẻ tiếp tục nhận được sữa mẹ.

Nguồn dinh dưỡng toàn diện:  Sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu, kháng thể và các yếu tố quan trọng khác cho sự tăng trưởng và phát triển. Vì vậy, điều quan trọng là cố gắng tiếp tục cho con bú trong đa số trường hợp.

2. Khi nào nên tránh cho con bú?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, các bà mẹ nên tránh cho con bú hoặc cho con bú sữa mẹ vắt ra nếu:

  • Trẻ được chẩn đoán mắc bệnh galactosemia cổ điển, một chứng rối loạn chuyển hóa di truyền hiếm gặp.
  • Mẹ bị nhiễm virus lymphotropic tế bào T ở người loại I hoặc loại II.
  • Mẹ nghi ngờ hoặc đã xác nhận mắc bệnh do virus Ebola.
  • Mẹ đang sử dụng ma túy.

Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm vẫn có thể cho con bú vì khi các triệu chứng giới hạn ở đường tiêu hóa (như nôn mửa hoặc tiêu chảy) thì không có nguy cơ lây nhiễm trùng cho trẻ. Tuy nhiên, nếu ngộ độc thực phẩm nặng tiến triển thành nhiễm trùng máu, vi khuẩn thường đã xâm nhập vào máu thì nên tránh cho con bú. Trên thực tế, điều này là rất hiếm, do đó người mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu lo lắng nguy cơ ngộ độc thực phẩm có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

3. Mẹ uống thuốc có an toàn khi cho con bú không?

Một số thuốc an toàn trong khi cho con bú như paracetamol và ibuprofen nhưng vẫn cần được sự đồng ý của bác sĩ. Mẹ không nên tự mua và thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh, hãy đi khám và hỏi bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể nếu mẹ đã được kê đơn thuốc kháng sinh.

Hầu hết bệnh cảm sẽ thuyên giảm trong vòng vài ngày mà không cần dùng thuốc. Vì vậy, mẹ nên cố gắng tránh dùng thuốc nếu có thể.

Một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ đối với trẻ cả khi dùng trực tiếp cho trẻ và khi truyền sang trẻ qua sữa mẹ. Những tác dụng phụ này sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc và cách trẻ tiếp nhận liều lượng của loại thuốc đó.

4. Cách phòng ngừa khi mẹ bị bệnh để tránh truyền bệnh cho con
Để tránh truyền bệnh cho trẻ khi cho con bú mẹ nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa.

Một số lời khuyên phòng ngừa bổ sung cần thực hiện khi mẹ bị ốm để tránh truyền bệnh cho con:

  • Không cho núm vú giả hoặc thìa của bé vào miệng trước khi đưa cho con. Điều này có thể khiến vi trùng truyền sang con.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp, vì đây là cách lây nhiễm dễ dàng nhất.
  • Luôn che mũi hoặc dùng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, bất kể mẹ ở đâu. Những mầm bệnh này rất dễ truyền sang trẻ.
  • Đảm bảo uống nhiều nước trong khi mẹ bị ốm để giữ nước và duy trì nguồn sữa mẹ dồi dào. Điều này cũng sẽ giúp giữ cho trẻ đủ nước thông qua sữa mẹ.
  • Rửa tay thường xuyên và luôn làm như vậy trước khi cho con bú. Tốt nhất là sử dụng xà phòng và nước nóng hoặc nước sát khuẩn.
  • Sử dụng máy hút sữa nếu có thể để tránh tiếp xúc gần và tránh lây lan vi khuẩn càng nhiều càng tốt.
  • Đeo khẩu trang khi ở gần con, chẳng hạn như khi cho con bú. Điều này cũng sẽ giúp giảm sự lây lan của vi khuẩn.

 

 

05/08/2023 07:49

Làm thế nào để hạn chế bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh?

Làm thế nào để hạn chế bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh?

ThS. BS Nguyễn Thị Kim Anh

Trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng. Bệnh nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây tử vong cho trẻ sơ sinh.

Rụng tóc, gãy móng sau sinh có phải do thiếu sắt?

Rụng tóc, gãy móng sau sinh có phải do thiếu sắt?

BS. Nguyễn Thanh Sang

Các mẹ sau sinh thường bị rụng tóc, gãy móng, mệt mỏi, dễ cáu gắt… Các triệu chứng này nếu nghiêm trọng, nặng nề và kéo dài có thể do thiếu sắt.

Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh từ 0 - 7 ngày tuổi

Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh từ 0 - 7 ngày tuổi

BS Nguyễn Ngọc Ánh

Từ 0 - 7 ngày tuổi là một trong những giai đoạn đầu đời quan trọng nhất của trẻ sơ sinh. Trẻ chuyển từ môi trường sống trong tử cung, được nuôi dưỡng trực tiếp bằng máu mẹ qua dây rốn sang môi trường sống ngoài tử cung, phải tự ăn, tự chuyển hóa.

Cho con bú không phải là biện pháp tránh thai an toàn

Cho con bú không phải là biện pháp tránh thai an toàn

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Cho con bú là một biện pháp tránh thai, tuy nhiên, phương pháp tránh thai tự nhiên này vẫn có nhiều khả năng mang thai khi bà mẹ quan hệ tình dục trở lại,

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi – nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi – nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Bs Mai Khanh

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh xuất hiện trong 4 tuần đầu sau khi sinh, tổn thương phổ biến nhất là sẩn, mụn mủ, tự giới hạn, thường tự khỏi sau 4 tuần - 3 tháng

Khi nào trẻ sơ sinh có thể uống nước?

Khi nào trẻ sơ sinh có thể uống nước?

Bảo Châu

Nhiều cha, mẹ rất lúng túng khi nghe rằng trẻ sơ sinh không nên uống nước. Vậy cần bổ sung nước cho trẻ thế nào?

Kinh nguyệt không đều sau sinh con, khi nào cần đi khám?

Kinh nguyệt không đều sau sinh con, khi nào cần đi khám?

ThS.BS Lê Quang Dương

Nhiều phụ nữ thắc mắc, tại sao chu kỳ kinh lại dừng lại trong khi cho con bú? khi nào chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường?

Loãng xương ở phụ nữ sau sinh và cách điều trị

Loãng xương ở phụ nữ sau sinh và cách điều trị

BS.Nguyễn Xuân Tuấn

Quá trình mang thai và sau khi sinh, rất nhiều phụ nữ cảm thấy nhức mỏi, rễ bị chuột rút… Loãng xương sau sinh là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Nguyên nhân do đâu và có cách nào phòng ngừa, điều trị?

Hội chứng rung lắc ở trẻ em nguy hiểm thế nào?

Hội chứng rung lắc ở trẻ em nguy hiểm thế nào?

Quang Nhân

Hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ dễ xảy ra khi trẻ bị người chăm sóc lắc một cách thô bạo. Cần nghĩ tới hội chứng này khi trẻ có những dấu hiệu bất thường.

Mẹ bị nhiễm virus HPV có nên cho con bú không?

Mẹ bị nhiễm virus HPV có nên cho con bú không?

Mỹ Uyên

Nuôi con bằng sữa mẹ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nếu người mẹ bị nhiễm virus HPV có thể cho con bú một cách an toàn không?