Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Khi nào trẻ sơ sinh có thể uống nước?

Nhiều cha, mẹ rất lúng túng khi nghe rằng trẻ sơ sinh không nên uống nước. Vậy cần bổ sung nước cho trẻ thế nào?

Ai cũng cần phải uống nước nhưng các chuyên gia cho rằng, không nên cho trẻ uống bất kỳ loại nước nào trước khi trẻ được 6 tháng tuổi. Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương giải thích, trẻ sơ sinh có thể bắt đầu uống nước cùng thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn dặm là khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi và nên cho trẻ làm quen với nước dần dần và cẩn thận, bắt đầu bằng những ngụm nhỏ giữa các bữa ăn.

1. Tại sao trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên uống nước?
Trẻ sơ sinh nhận được tất cả nước cần thiết thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Mặc dù nước cần thiết cho tất cả mọi người, nhưng với trẻ sơ sinh lại cần đáp ứng nhu cầu nước uống theo những cách khác. Việc uống nước ngay cả khi trẻ 6 tháng tuổi cũng không hoàn toàn cần thiết vì trẻ sơ sinh nhận được lượng nước cần thiết thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy yên tâm rằng sữa mẹ hay sữa công thức sẽ đủ để làm dịu cơn khát.

Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh cho biết, cho trẻ sơ sinh uống nước trước 6 tháng có thể gây ra một số rủi ro. Đáng chú ý nhất, nếu bé "ngậm" nước sẽ cản trở khả năng nhận đầy đủ chất dinh dưỡng của bé. Cho trẻ uống nước trong giai đoạn này khiến trẻ có nguy cơ bú ít sữa mẹ hoặc sữa công thức hơn, do đó không nhận được tất cả các chất dinh dưỡng mà sữa cung cấp. Điều quan trọng là phải duy trì việc cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc bổ sung sữa công thức đều đặn để trẻ lớn lên khỏe mạnh với tất cả các loại vitamin mà cơ thể trẻ cần.

Bác sĩ Tuấn Anh cũng chỉ ra một vấn đề tiềm ẩn khác, ngay cả sau 6 tháng tuổi nếu trẻ uống quá nhiều nước còn khiến trẻ có nguy cơ bị co giật do nồng độ natri trong máu thấp. Các dấu hiệu co giật ở trẻ sơ sinh để đề phòng, bao gồm đảo mắt, tê cứng chân tay, chớp mắt và co thắt. Hơn nữa, thận của trẻ sơ sinh chưa phát triển đủ trưởng thành để xử lý nước trước tuổi này. Do đó, cách an toàn nhất là tránh nước hoàn toàn khi trẻ dưới 6 tháng tuổi.

2. Trẻ có thể uống bao nhiêu nước?

Theo bác sĩ Tuấn Anh, từ 6 đến 12 tháng tuổi, khi trẻ bắt đầu ăn dặm, thức ăn đặc thì dần cho trẻ làm quen với nước bằng vài thìa nhỏ để giúp trẻ làm quen với mùi vị.

Trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi có thể uống nhiều hơn đến 200ml nước mỗi ngày. Sau khi 1 tuổi, cho bé uống nước nhiều hơn bao gồm nước và sữa mỗi ngày. Tốt nhất nên cho trẻ uống nước giữa các bữa ăn và cho trẻ bú sữa mẹ, sữa công thức hoặc sữa nguyên kem (nếu trẻ đủ lớn). Nước không nên thay thế thức ăn.

3. Khi trẻ bị mất nước có cần bù nước không?

Ngay cả khi trẻ sơ sinh bị táo bón hoặc bị sốt cũng không bù nước, thay vào đó, trẻ sơ sinh có thể bú nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức hơn trong những tình huống bất thường này. Cha, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng bất kỳ thứ gì khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt hoặc táo bón cần đưa đi khám để bác sĩ có những giải pháp điều trị an troàn cho trẻ.

BS. Tuấn Anh khuyến cáo: Thiếu nước sẽ không làm trẻ mất nước nếu trẻ bú tốt và tăng cân đều. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu trẻ bị mất nước do bị cảm lạnh, cúm, sốt, táo bón, tiêu cháy hoặc một vấn đề sức khỏe khác, trường hợp này cũng chỉ nên cho trẻ bú nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức. 

 

14/06/2023 21:01

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?