Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Nhận biết và điều trị trầm cảm sau sinh

Có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng trầm cảm sau sinh, bao gồm liệu pháp tâm lý và dùng thuốc...

Trầm cảm sau sinh là gì?

Chứng trầm cảm sau sinh là một rối loạn tâm trạng ảnh hưởng đến phụ nữ sau khi sinh. Các bà mẹ bị chứng trầm cảm sau sinh thường cảm thấy buồn bã, lo lắng và kiệt sức, điều này khiến họ khó có thể hoàn thành các hoạt động chăm sóc hàng ngày cho bản thân, cho bé hoặc cho người khác.

Ảnh minh họa

Trên thế giới khoảng 10% phụ nữ mang thai và 13% phụ nữ vừa mới sinh có triệu chứng rối loạn tâm thần, chủ yếu là trầm cảm. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ này còn cao hơn, tương ứng với 15,6% trong thời kỳ mang thai và 19,8% sau khi sinh con.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, người mẹ có thể bị đau khổ đến nỗi có suy nghĩ và hành vi tự tử. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của chứng trầm cảm sau sinh khiến người mẹ, đứa trẻ và cả gia đình không thể có cuộc sống bình thường. Do đó, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.

Ảnh minh họa

Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh?

Một số triệu chứng phổ biến mà phụ nữ có thể gặp phải bao gồm:

Cảm thấy buồn, vô vọng, trống rỗng hoặc quá tải.

Khóc thường xuyên hơn bình thường hoặc không có lý do rõ ràng.

Lo lắng hoặc cảm thấy sợ hãi.

Cảm thấy buồn phiền, cáu kỉnh, hoặc bồn chồn.

Ngủ quá nhiều, hoặc không thể ngủ được ngay cả khi đứa trẻ đã ngủ.

Khó khăn khi tập trung, ghi nhớ chi tiết và đưa ra quyết định.

Có những cơn giận dữ hoặc mất kiểm soát.

Không quan tâm đến các sở thích trước đây của bản thân.

Đau đớn về thể chất: Đau nhức cơ thể, nhức đầu thường xuyên, đau dạ dày và đau cơ.

Ăn quá ít hoặc quá nhiều.

Xa lánh hoặc lảng tránh bạn bè và gia đình.

Khó khăn trong việc hình thành tình cảm gắn kết với con mình.

Không tin tưởng vào khả năng chăm sóc con mình.

Xuất hiện những suy nghĩ về việc làm hại bản thân hoặc cho con của mình.

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng trên đây, các bà mẹ nên tìm đến lời khuyên của các chuyên gia y tế.

 

Điều trị trầm cảm sau sinh như thế nào?

Có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng trầm cảm sau sinh. Các chuyên gia sức khỏe có thể giúp bạn lựa chọn điều trị tốt nhất, bao gồm:

Liệu pháp tâm lý

Phương pháp điều trị này là các cuộc nói chuyện riêng với chuyên gia về sức khỏe tâm thần (chuyên gia tư vấn, bác sĩ trị liệu, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần, hoặc nhân viên y tế cộng đồng). Hai loại tư vấn cho thấy có hiệu quả đặc biệt trong điều trị chứng trầm cảm sau sinh là:

Ảnh minh họa

- Liệu pháp hành vi nhận thức: Giúp người bệnh nhận ra và thay đổi suy nghĩ tiêu cực và hành vi của mình.

- Liệu pháp tương tác: Giúp mọi người xung quanh hiểu và hỗ trợ điều trị với người bị bệnh.

Ngoài ra, các liệu pháp vật lý trị liệu đơn giản cũng góp phần cải thiện tốt các tình trạng này, như: Tập thể dục hàng ngày, thư giãn, tận hưởng các sở thích, tiếp xúc nhiều hơn và mở lòng với những người thực sự quan tâm đến bạn…

Liệu pháp dùng thuốc

Thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng kết hợp với các liệu pháp điều trị tư vấn và hỗ trợ. Người bệnh có thể cảm thấy tốt hơn ngay sau 1 đến 3 tuần dùng thuốc. Tuy nhiên, có thể mất từ 6 đến 8 tuần mới có thể cải thiện phần lớn các triệu chứng. 

Ảnh minh họa

Nếu người mẹ có thắc mắc hoặc lo lắng trong quá trình dùng thuốc, hoặc không nhận thấy bất cứ sự cải thiện nào sau 3 -4 tuần dùng thuốc, hãy nói trao đổi lại với bác sĩ.

Thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng trong ít nhất 6 tháng thậm chí kéo dài đến hơn 1 năm. Người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc đều đặn hàng ngày và tái khám (đúng hẹn) theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả và tránh tái phát.

23/04/2022 07:23

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?