Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Những phương pháp giảm đau khi sinh

Đau đẻ là loại đau nặng nề nhất mà người phụ nữ phải trải qua trong cuộc đời mình. Khoảng 80% sản phụ đẻ con so mô tả đau đẻ là loại đau không thể chịu được.

Đây là loại đau “đặc biệt” vì những lý do sau:

- Cường độ đau dữ dội hơn mọi loại đau khác.

- Không giống như nhiều loại đau khác, đau đẻ có mục đích và cách kết thúc (sinh con) rõ ràng.

Ảnh minh họa

- Sản phụ  có tâm lý phải chịu đựng chứng đau ấy vì họ cho rằng đau đẻ là một phần chủ yếu của sinh nở, đây là chuyện bình thường, chuyện tất nhiên.

- Chống đau khi đẻ là quan trọng vì đau đẻ không những không có lợi mà còn có hại cho sản phụ và thai nhi.

Những phương pháp giảm đau

Chuẩn bị cho sản phụ trước khi sinh

Trước khi sinh, hướng cho sản phụ biết về tính chất của đau đẻ, các phương pháp chống đau đẻ; đây là sự chuẩn bị về tâm lý, đóng vai trò quan trọng trong điều trị giảm đau.

Trong khi đẻ, vẫn có chồng hoặc người thân, bạn bè, người nữ hộ sinh đứng bên cạnh để động viên sẽ có tác dụng giảm đau rất nhiều.Thư giãn, tập thở, xoa bóp cũng giảm đau tốt. Châm cứu và thôi miên được dùng ở dưới 0,5% sản phụ.

Kích thích điện thần kinh qua da

Phương pháp này xuất phát từ học thuyết “kiểm soát cổng’ của đau: các sợi thần kinh lớn A alphe, bêta vốn không dẫn truyền đau, khi bị kích thích sẽ ức chế dẫn truyền đau của các A delta và C do đó làm giảm/mất đau.

Ảnh minh họa

Đặt 2 cặp điện cực bằng silicon ở hai bên các đốt sống từ D10 đến L1 và từ S2 đến S4.Khi sản phụ bắt đầu có cơn co tử cung thì bác sĩ sẽ kích thích các điện cực dưới suốt.

Trong giai đoạn co tử cung và kéo dài tiếp 30 giây nữa sau cơn co đã hết. Thông thường thì phương pháp này làm giảm đau cho sản phụ trong giai đoạn 1 (giai đoạn đầu) của chuyển dạ, nhưng sẽ kém hơn trong giai đoạn 2 (đau âm đạo và đáy chậu, tạng và thân thể).

Kích thích điện thần kinh qua da không gây hại gì cho mẹ và thai nhi và làm giảm nhu cầu dùng các chế phẩm dạng opi trong khi chuyển dạ.

Ảnh minh họa

Hít thuốc chống đau

Thuốc chủ yếu là protoxyd azot  (N2O). Mỗi khi cảm thấy sắp có cơn co tử cung, sản phụ bắt đầu hít thuốc và thôi hít khi thấy tử cung đã co hết mức.Với phương pháp này, N2O có tác dụng chống đau tối đa trong vòng 45 giây và sẽ được thải trừ hoàn toàn trước khi có cơn co thứ hai.

Tiêm thuốc chống đau

Phahidin (Dolosal): là loại thuốc dạng opi hay được dùng. Có khoảng 40% sản phụ dùng pethidin khi chuyển dạ. Các nữ hộ sinh có thể dùng 200mg thuốc này cho sản phụ mà không cần phải có đơn của bác sĩ, pethidin chuyển hóa ở gan thành norpethidin, dẫn xuất này ức chế hệ thống thần kinh trung ương mạnh hơn pethidin. Nếu tiêm bắp thịt  liều  thường dùng là 50mg , có thể tiêm nhắc lại.

Hiệu quả tối đa đạt được trong vòng 30 phút và kéo dài khoảng 3 giờ.Nếu tiêm đường tĩnh mạch, hiệu quả có vẻ tốt hơn, giảm đau xuất hiện nhanh hơn (sau 1 - 2 phút) nhưng tác dụng ngắn hơn (30 phút).

Fentanyl: Là một loại thuốc dạng opi mạnh có thời gian tác dụng và không có chất chuyển hóa hoạt động. Khi dùng với liều 100mcg tác dụng giảm đau giống như dùng 100 -150mg pethidin.Tổng liều có thể từ 50 - 600mcg.

Ảnh minh họa

Chống đau khu vực

Chống đau ngoài màng cứng thắt lưng: hiện nay đây là phương pháp chống đau được dùng rộng rãi vì có tác dụng rất tốt và không có cơ hội cho mẹ và thai nhi. Những chỉ định chống đau ngoài màng cứng thắt lưng là:

- Đau trong khi chuyên dạ.

- Bắt đầu chuyển dạ do tác dụng của thuốc trợ sinh.

- Thai nghén  có nguy c ơ (cao huyết áp do thai nghén, đái tháo đường, đẻ non, ngôi thai bất thường).

Nếu sớm tiến hành chống đau ngoài màng cứng sẽ bảo vệ được mẹ và con khỏi những hậu quả của đau và cho phép mổ cấp cứu khi cần thiết. Thuốc thường dùng là morphinfertanyl.

Phong bế quanh cổ tử cung bằng thuốc gây tê tại chỗ sẽ có tác dụng giảm đau sau khi tiêm từ 2 - 5 phút.

Phong bế dây thần kinh xấu hổ: Phải tiêm thuốc gây tê tại chỗ đúng vào lúc trước khi đẻ hoặc cổ tử cung  đã mở hết để chống đau ở giai đoạn 2 của chuyển dạ.

21/04/2022 21:16

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?