Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Các kỹ năng cần thiết chăm sóc trẻ sơ sinh

Những ngày tháng đầu tiên mới chào đời, trẻ sơ sinh rất cần đến sự chăm sóc đúng cách của cha mẹ để có được sức khỏe và sự phát triển toàn diện.

Cho trẻ bú đúng cách

Cần cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt, trong giờ đầu sau khi sinh để tận dụng sữa non. Nếu trẻ không bú được thì hãy vắt sữa mẹ, đút cho trẻ bằng thìa. Cho trẻ ăn đủ cữ 8 bữa/ngày, 3 giờ/lần và bú mẹ hiệu quả cũng là cách kích thích tiết sữa, giúp sữa mẹ về đều và nhiều hơn.

Ảnh minh họa

Để cho trẻ bú đúng cách, bà mẹ nên lựa nơi ngồi thoải mái, có thể ngồi tựa lưng hoặc nằm. Bế bé áp sát vào người mẹ, toàn thân trẻ được nâng đỡ (mông, lưng, vai, đầu), mặt trẻ cho hướng về vú mẹ.

Cho môi trẻ chạm vào vú mẹ, chờ khi miệng bé há rộng sẽ cho trẻ ngậm vú. Hãy bảo đảm bé ngậm bắt vú tốt, tức bạn nhìn thấy môi dưới bé trề bật ra, quầng vú mẹ phía trên nhiều hơn phía dưới. Ở tư thế này mẹ thoải mái nên có thể ngồi hay nằm lâu cho trẻ bú, trẻ bú dễ dàng nên được dinh dưỡng đủ.

Để đủ sữa cho trẻ bú, mẹ cần ăn uống đầy đủ, không kiêng cữ quá mức. Trước khi cho trẻ bú bà mẹ nên uống một ly sữa, uống thêm nước. Tranh thủ khi trẻ ngủ thì bà mẹ cũng ngủ, nghỉ ngơi thì mới có sức khỏe chăm sóc bé.

Giữ ấm và theo dõi thân nhiệt trẻ

Đối với trẻ sơ sinh việc giữ ấm cực kỳ quan trọng. Cần chuẩn bị phòng ấm áp, đóng bớt cửa tránh gió lạnh lùa vào, mặc quần áo cho trẻ đủ ấm, đội nón, mang tất cho trẻ, cho bé nằm cạnh mẹ. Thay tã ngay khi ướt, mẹ ôm bé vào lòng, cho bé bú mẹ đầy đủ.

Ảnh minh họa

Có thể kiểm tra nhiệt độ trẻ hay sờ tay chân trẻ, nếu thấy lạnh thì áp dụng những biện pháp trên để làm trẻ ấm (mặc thêm quần áo, đắp thêm chăn, ôm trẻ vào lòng mẹ, cho bú mẹ...).

Giữ vệ sinh cho trẻ

Rửa tay: Rửa tay là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả phòng nhiễm trùng sơ sinh. Vì vậy, thường xuyên phải rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé.

Ảnh minh họa

Chăm sóc rốn: Rốn là ngõ vào quan trọng gây nhiễm trùng sơ sinh. Bạn chăm sóc rốn hàng ngày với nước muối sinh lý hoặc dùng cồn 70 độ. Nhưng việc dùng dung dịch sát trùng như cồn sẽ làm rốn lâu rụng hơn nước muối sinh lý. Sau khi chăm sóc rốn, nên để hở rốn sẽ làm rốn mau khô, dễ rụng. Quấn tã dưới rốn. 

Chăm sóc mắt: Lau mắt bằng khăn mềm, thấm nước ấm. Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý.

Chăm sóc da: Giữ phòng ấm, thoáng khí, mặc quần áo sạch, thoáng, thay tã khi ướt và tắm trẻ sẽ giữ da trẻ sạch, không nhiễm trùng.

Chăm sóc tư thế và tạo môi trường sống ấm áp, sạch sẽ: Tránh đưa trẻ lui tới nơi đông người, khói thuốc lá, người bị bệnh nhiễm trùng hô hấp. Luôn giữ phòng ấm áp, thoáng khí, các đồ dùng phải sạch để tránh lây nhiễm cho trẻ. Nên cho trẻ nằm đầu cao, nằm ngữa xen kẽ nằm nghiêng.

Theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe

Ngoài việc hàng ngày lo và theo dõi việc ăn, bú, ngủ, tiêu, tiểu bạn cần quan tâm theo dõi xem bé có bị thở nhanh hay thở rút lõm ngực nặng không? Bé có bị lạnh hay nóng quá không? Da bé có bị vàng không? Rốn bé có hay bị chảy máu, mủ gì không? Xem trẻ có bị nôn ói gì không?

Ảnh minh họa

Những việc cần làm khi trẻ khóc

Cần xem bé có bị đói không, hãy cho trẻ bú, khi trẻ no sẽ hết khóc.

Xem trẻ có tiêu, tiểu gây ướt da, lạnh hay trẻ chưa đi tiêu, tiểu được.

Kiểm tra, thay tã hay cho bé đi tiêu.

Xem trẻ có bị lạnh hay nóng quá không? Tùy theo nhiệt độ môi trường và thân nhiệt trẻ bạn sẽ quyết định mặc thêm áo, quần, đắp thêm chăn hay cởi bỏ bớt ra.

Kiểm tra trẻ xem có côn trùng chui vào cắn bé không?

Có vật gì như kim gút tụt ra đâm vào bé không?

Bạn hãy dỗ dành bé, ôm bé vào lòng, ở nơi yên tĩnh.

Nếu mọi cố gắng trên đều không dỗ nín được trẻ bạn nên gọi giúp đỡ hay mang trẻ đến cơ sở y tế.

Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?

Khi trẻ bú kém, bỏ bú; Thở nhanh hơn 60 lần/phút hoặc thở rút lõm ngực nặng; Li bì; Sốt hoặc hạ thân nhiệt; Tiêu máu, ói máu; Vàng da; Rốn đỏ chảy máu, mủ; Khóc thét bất thường cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị thích hợp.

Ảnh minh họa

Biết cách cho uống thuốc và nhớ lịch chủng ngừa tiếp theo: nếu trẻ cần phải dùng thuốc, hãy chắc rằng bạn hiểu và thực hiện được các y lệnh ghi trên toa thuốc. Nếu không rõ, hãy hỏi lại. Không tự ý cho uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ ngay cả thuốc bổ.

17/04/2022 16:32

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?