Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Cách lấy lại vóc dáng sau sinh

Với mong muốn lấy lại vóc dáng sau sinh, vận động là cách nhiều bà mẹ áp dụng nhất. Nhưng vận động thế nào để đảm bảo sức khỏe, giúp cơ bụng săn chắc là điều chị em cần biết.

 

Sau đẻ, nhiều phụ nữ đối diện với những biến đổi cơ thể: mập hơn, cơ bắp hình như nhão hơn, xuất hiện các vết sắc tố trên bụng… Có nhiều giải pháp để lấy lại vóc dáng như trước khi có thai và phòng ngừa những biến cố của thời kỳ sau đẻ, trong đó vận động thể chất có vai trò quan trọng.

Loạt lợi ích ít biết từ vận động sau sinh

Sau đẻ, phụ nữ chưa nên vận động với cường độ nặng nhưng quan tâm đến những vận động thích hợp lại là điều rất cần thiết vì những lợi ích đã được xác định: Giảm tỷ lệ đau lưng – Giúp tăng thêm tâm lý hăng hái và vui sống - Giảm stress – Cải thiện khí chất - Giảm táo bón, tránh bí đái - Phục hồi sức mạnh cơ bắp và cải thiện trạng thái tim mạch - Làm cho cơ bụng trở lại săn chắc - Giúp phòng ngừa và phục hồi sớm trạng thái trầm cảm, tránh nguy cơ bị viêm tắc tĩnh mạch sâu, nghẽn tắc mạch phổi - Thời gian hồi phục sau đẻ nhanh hơn.

 Tập càng nhiều càng tốt?

Với phần lớn phụ nữ khỏe mạnh thì sau đẻ nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần với mức độ vừa phải (đi bộ nhanh) nhưng có thể chia nhỏ ra mỗi ngày, từ 10 - 20 phút và chú ý đến những hướng dẫn sau: Có thời gian khởi động – Bắt đầu từ từ và tăng dần – Tránh tập quá sức đến mức mỏi mệt – Uống nhiều nước – Mang áo nâng ngực.

Một chuyên gia về vận động khi có thai và sau đẻ, bác sĩ James Clapp đã đưa ra những lời khuyên về vận động cho 6 tuần lễ đầu sau đẻ:  Vận động từ 3 lần trở lên mỗi tuần – Khi vận động cần cảm thấy dễ chịu và tăng cảm giác vui sống – Không bị đau hay chảy máu khi vận động – Cần uống nhiều nước – Nghỉ ngơi đủ là một yêu cầu bắt buộc.

Chú thích

Lưu ý: Nếu thấy ra máu sau buổi tập, nên nghỉ vài ngày rồi tập lại ở mức độ nhẹ hơn. Sau đẻ, mọi dây chằng trong cơ thể còn lỏng lẻo nên dễ bị bong gân hay giãn dây chằng.

Nếu cảm thấy chóng mặt, muốn ngất xỉu, khó thở, trống ngực, khó bước đi, nhìn mờ thì cần ngưng tập ngay và gặp thầy thuốc. 

Các loại vận động sau đẻ

Trừ những phụ nữ bị băng huyết hay sinh khó, thì sau khi sinh 6 giờ đã có thể bắt đầu đi bộ nhẹ nhàng, thực hành những động tác nâng mông ở tư thế nằm, chuyển động nhẹ nhàng gót chân và cổ chân (nhấc lên xuống, quay vòng). Nếu không có chống chỉ định (vết mổ chưa lành tốt), hoàn toàn có thể bắt đầu tập bụng vào khoảng 6 tuần sau đẻ/sau mổ, thậm chí có thể bắt đầu sớm hơn, khoảng 3 tuần sau đẻ với một số người.

Khi đã qua 6 tuần thì có thể trở lại với những bài tập như trước khi có thai nhưng với mức độ tăng dần và chú ý đến những đáp ứng chủ quan và khách quan ở những động tác tập vì phần lớn những biến đổi sinh lý và hình thái có thể đã bộc lộ rõ nhất trong 4-6 tuần sau đẻ nhưng hệ thống cơ, gân (dây chằng) và khớp chỉ hoàn toàn phục hồi như trạng thái trước đẻ sau ít nhất 9-12 tháng cho nên 6 tháng đầu rất quan trọng và cần có chương trình tập thích hợp phù hợp với thể chất của mỗi cá thể nhằm phục hồi ở mức tối ưu.

31/03/2022 15:39

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?