Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Cách bổ sung chất xơ giảm táo bón

Chất xơ giúp làm tăng trọng lượng, kích thước của phân, làm mềm phân, giúp giảm táo bón…

1. Chất xơ là gì?

Chất xơ, còn được gọi là thức ăn thô hoặc số lượng lớn, bao gồm các phần của thực phẩm, thực vật mà cơ thể không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ.

Không giống như các thành phần thực phẩm khác, chẳng hạn như chất béo, protein hoặc carbohydrate - mà cơ thể phân hủy và hấp thụ thì chất xơ không được cơ thể tiêu hóa. Thay vào đó, nó tương đối nguyên vẹn đi qua dạ dày, ruột non, ruột kết và ra khỏi cơ thể.

Chất xơ thường được phân loại gồm:

- Chất xơ hòa tan: Loại sợi này hòa tan trong nước để tạo thành một chất giống như gel. Chất xơ tan trong nước có nhiều trong yến mạch, các loại hạt đậu (đậu nành, đậu ngự), trái cây (táo, cam, quýt)…

- Chất xơ không hòa tan: Loại chất xơ này không hòa tan trong nước, thúc đẩy sự di chuyển của vật chất qua hệ thống tiêu hóa và tăng số lượng phân, nên rất có lợi cho những người bị táo bón.

Ngoài giảm táo bón, thực phẩm chứa chất xơ còn giúp duy trì cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và một số loại ung thư...
 
Bổ sung chất xơ hằng ngày giúp giảm táo bón.

Cám lúa mì, hạt ngũ cốc chưa xay, rau (súp lơ, đậu xanh và khoai tây)… là những nguồn chứa nhiều chất xơ không hòa tan. Chất xơ này hút nước, tăng khối lượng chất bã (tăng trọng lượng, kích thước của phân, làm mềm phân) khiến quá trình thải cặn bã mau hơn, giảm khả năng bị táo bón.

Thực phẩm có thể chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan khác nhau trong các loại thực phẩm thực vật khác nhau. Để nhận được lợi ích sức khỏe lớn nhất, hãy ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ.

TS.Từ Ngữ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, hai loại chất xơ này phải đi với nhau và bổ sung cho nhau. Do đó, cần phải kết hợp bổ sung cả hai loại chất xơ trong chế độ ăn uống.

2. Bạn cần bao nhiêu chất xơ?

TS.Từ Ngữ cho biết, đối với người Việt Nam, bình thường nên cung cấp tối thiểu khoảng 18-20 gam chất xơ /ngày (tương đương với khoảng 200 gam - 300 gam rau/người/ngày, cộng với khoảng 100 gam hoa quả). Những người bị táo bón có thể tăng hơn số này.

Các loại rau phổ biến đều là những loại rau có nhiều chất xơ. Tuy nhiên, rau sống và rau chín sẽ có hàm lượng chất xơ khác nhau. Rau luộc chín kỹ quá, chất xơ sẽ chuyển sang glucid. Do đó, trong cách chế biến, chỉ nên luộc rau chín tới (không chín quá), TS.Từ Ngữ lưu ý.

Trong trường hợp thay đổi chế độ ăn uống vẫn không đủ chất xơ hoặc nếu mắc một số bệnh như táo bón, tiêu chảy hoặc hội chứng ruột kích thích… một số người vẫn có thể cần bổ sung chất xơ theo chỉ định của bác sĩ.

3. Một số cách để tăng cường chất xơ

- Khởi động ngày mới với bữa sáng giàu chất xơ: Hãy chọn ngũ cốc ăn sáng nhiều chất xơ có nhãn như ‘ngũ cốc nguyên hạt’, ‘giàu chất xơ’... Hoặc thêm một vài thìa cám lúa mì chưa qua chế biến vào loại ngũ cốc yêu thích của bạn.

- Chuyển sang ngũ cốc nguyên hạt: Tiêu thụ ít nhất một nửa số ngũ cốc là ngũ cốc nguyên hạt. Hãy tìm những loại bánh mì liệt kê làm bằng bột mì nguyên hạt hoặc ngũ cốc nguyên hạt… là thành phần đầu tiên trên nhãn, và có ít nhất 2 gam chất xơ trong một khẩu phần ăn. Hãy dùng gạo lứt, lúa mạch, mì ống làm từ lúa mì nguyên cám…

-Bổ sung các loại đậu vào chế độ ăn uống: Đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng là nguồn chất xơ tuyệt vời. Thêm đậu thận vào súp hoặc salad…

- Ăn nhiều trái cây và rau quả: Trái cây và rau quả rất giàu chất xơ, cũng như vitamin và khoáng chất. Cố gắng ăn năm phần trở lên mỗi ngày.

Lưu ý, thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho sức khỏe, nhưng bổ sung quá nhiều, quá nhanh chất xơ có thể gây đầy hơi trong ruột, chướng bụng và chuột rút. Do đó, tăng chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn dần dần trong một vài tuần. Điều này cho phép các vi khuẩn tự nhiên trong hệ thống tiêu hóa điều chỉnh theo sự thay đổi.Ngoài ra, hãy uống nhiều nước. Chất xơ hoạt động tốt nhất khi nó hấp thụ nước, làm cho phân mềm và xốp, dễ đi ngoài hơn.

24/03/2023 10:04

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

BS Nguyễn Lê Thanh

Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Thu Phương

Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

BS. Nguyễn Ngọc Sáng

Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

ThS. Lê Hồng Dũng – Trưởng khoa Hóa thực phẩm – Viện Dinh dưỡng

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng

Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Bích Ngọc

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Anh Vũ

Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

BS. Lê Thị Loan – Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh dưỡng

Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Thiên Châu

Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Quỳnh Mai

Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.