Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Những thực phẩm nào người bệnh hen phế quản nên và không nên ăn?

Ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp người bệnh hen phế quản hỗ trợ kiểm soát cơn hen tốt hơn. Người bệnh hen phế quản nên ăn và không nên ăn gì?

1. Những thực phẩm người bệnh hen phế quản nên ăn

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là chất chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng, rất tốt cho người hen phế quản. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như: Các loại quả có múi (cam, bưởi, quýt, chanh, kiwi, súp lơ xanh, cà chua…).

Những loại thực phẩm này giúp giảm triệu chứng thở khò khè và viêm mũi dị ứng nhờ vào lượng chất chống oxy hóa cao.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin D

Vitamin D giúp tăng cường miễn dịch và có thể làm giảm viêm đường hô hấp. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bổ sung vitamin D có thể làm giảm tỷ lệ các cơn hen suyễn cần điều trị bằng corticosteroid.

Một số nghiên cứu ghi nhận, bổ sung vitamin D hằng ngày góp phần làm giảm số lần nhập viện ở bệnh nhân hen nặng.

Người bệnh hen phế quản nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D như: Sữa, các chế phẩm từ sữa, nấm, cá hồi và trứng...

Vitamin D có tác dụng tăng cường đề kháng, làm giảm nhiễm khuẩn đường hô hấp và cải thiện chức năng phổi ở người bị hen phế quản.
 
Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bệnh hen suyễn.

Thực phẩm giàu vitamin A

Nhờ đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, vitamin A có thể giúp chống lại stress oxy hóa, hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh và cải thiện chức năng phổi. Các nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A: Trứng, cá béo, các loại quả giàu betacaroten (cà chua, cà rốt…), các loại rau lá có thể cải thiện chức năng phổi và giảm các cơn hen ở người lớn.

Thực phẩm giàu vitamin E

Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Nó cũng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh hen như ho và thở khò khè. Các nguồn cung cấp vitamin E dồi dào bao gồm các loại hạt, cải xanh, quả bơ, bông cải xanh và cải xoăn.

Thực phẩm giàu omega-3

Acid béo omega - 3 có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh gây viêm, trong đó có bệnh hen phế quản. Omega - 3 thường được tìm thấy trong các loại cá có lớp mỡ dày và các loại hạt giàu chất béo. Người hen phế quản nên ăn các loại cá biển như cá hồi, các trích, cá mòi và các loại hạt như óc chó, hướng dương, hạt điều…

Người bệnh hen phế quản nên ăn thực phẩm có nhiều vitamin D.

Thực phẩm giàu magiê

Đây là nhóm thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh hen do tính kháng viêm và giãn cơ trơn của chúng. Người bệnh hen phế quản nên ăn các thực phẩm giàu magiê như: Các loại rau xanh, quả bơ, các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng…), các loại hạt (hạt bí, hạt điều, hạt dẻ…), chuối, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, các chế phẩm từ sữa.

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa có thể bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và hỗ trợ phổi khỏe mạnh. Thông thường, trong các loại trái cây hoặc rau củ màu vàng, đỏ, cam có chứa thành phần vitamin A, C, E; carotenoid; chiết xuất hạt nho và coenzyme Q10…

Đây là những chất chống oxy hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa tổn thương phổi, giúp làm lành những tổn thương viêm đối với người mắc bệnh hen phế quản. Vì vậy tăng cường ăn rau và trái cây tươi hỗ trợ chức năng phổi.

Thực phẩm nên ưu tiên trong chế độ ăn uống của người mắc bệnh hen phế quản là rau và trái cây tươi. Chúng không chỉ chứa ít calo giúp duy trì cân nặng mà còn chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể hỗ trợ chức năng phổi khỏe mạnh. Bởi thừa cân cũng có thể là yếu tố làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen phế quản.

Trái cây và rau quả chứa nhiều chất chống oxy hóa như beta-carotene và vitamin C và E. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả, đặc biệt là táo và cam, có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh hen và giảm thở khò khè.

Ngoài ra, người bệnh hen nên bổ sung vào chế độ ăn các loại rau quả khác như quả mọng, rau lá xanh, dưa và bơ.
Người bệnh hen phế quản nên tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng.

2. Thực phẩm nào người bệnh hen phế quản không nên ăn?

Thực phẩm giàu calo

Đứng đầu danh sách người bị bệnh hen suyễn không nên ăn là các thực phẩm chứa nhiều calo. Tăng cân do nạp nhiều calo không chỉ tác động xấu đến sức khỏe nói chung mà còn rất nguy hiểm đối với người mắc bệnh hen phế quản.

Các triệu chứng của bệnh này thường trở nên nghiêm trọng hơn ở những người thừa cân - béo phì. Vì thế, hãy cân bằng lượng calo nạp vào và calo tiêu thụ để cung cấp năng lượng hợp lý cho cơ thể và tránh làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể các thực phẩm không nên ăn: Đường ngọt, bánh kẹo, thức ăn chiên rán, thức ăn nhiều chất béo, thức ăn nhanh.

Thực phẩm gây dị ứng

Người bệnh hen phế quản hoặc có tiền sử hen phế quản nên lưu ý tránh thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, con nhộng, các loại hạt… Nếu đã xác định được loại thức ăn mình bị dị ứng thì tuyệt đối không ăn loại thức ăn đó nữa.

Có khoảng 5% bệnh nhân hen phế quản có tình trạng bệnh nặng hơn do dị ứng thức ăn. Nếu người bệnh dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, cách tốt nhất là tránh chúng và tránh cả những loại thức ăn tương tự làm từ loại thực phẩm này.

 

Thức ăn nhanh là loại thực phẩm người bệnh hen phế quản nên tránh.

Chất kích thích

Người hen phế quản không nên uống rượu, bia và hút thuốc. Trong khói thuốc lá chứa nhiều độc tố như nicotin, monoxit carbon (khí CO), các chất gây ung thư… sẽ kích thích khiến phế quản co thắt, tăng tiết dịch nhầy, tạo nên cơn hen cấp tính.

Thực phẩm mặn (có chứa nhiều muối)

 

Theo số liệu thống kê ở Hoa Kỳ, lượng muối ăn được tiêu thụ tại các khu vực địa phương luôn tỷ lệ thuận với lượng người mắc bệnh hen phế quản, do chế độ ăn có hàm lượng natri cao sẽ gia tăng phản ứng với khí quản.

Vì vậy, đối với bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản nên kiêng ăn quá mặn: Các loại mắm (mắm tôm, mắm tép), dưa cà muối, thức ăn chế biến sẵn, hạn chế ăn một số thực phẩm có vị chua gắt như chanh, giấm…

Thức ăn nhanh

Nên hạn chế thức ăn nhanh vì những thức ăn này chứa nhiều chất béo bão hòa, chất phụ gia và natri. Đối với những người mắc bệnh hen suyễn, nó có thể gây ra những nguy cơ xấu với sức khỏe và làm các triệu chứng trầm trọng hơn.

Thực phẩm chứa sulfite

Sulfite là hóa chất thường được thêm vào thực phẩm và đồ uống để cải thiện mùi vị, hình thức hoặc thời hạn sử dụng. Những thức ăn như dưa cải bắp, trái cây sấy khô, thực phẩm ngâm chua… có hàm lượng sulfite rất cao.

Những thực phẩm này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và dẫn đến phản ứng bất lợi ở một số người bị bệnh hen phế quản.

24/02/2023 14:38

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

BS Nguyễn Lê Thanh

Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Thu Phương

Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

BS. Nguyễn Ngọc Sáng

Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

ThS. Lê Hồng Dũng – Trưởng khoa Hóa thực phẩm – Viện Dinh dưỡng

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng

Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Bích Ngọc

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Anh Vũ

Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

BS. Lê Thị Loan – Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh dưỡng

Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Thiên Châu

Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Quỳnh Mai

Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.