Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Cách ứng phó với tiết trời nồm ẩm

Không khí nồm ẩm gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và tác động xấu tới sức khỏe con người. Vậy chúng ta nên ứng phó với tiết trời nồm ẩm thế nào?

1. Nồm ẩm tác động tới sức khỏe con người như thế nào?

Đông y quy các chứng bệnh do tiết trời nồm ẩm, gây ra chứng thấp và đây là ngoại thấp. Thấp có tính chất nặng nề nê trệ, đau mỏi, hay đi xuống dưới và hay tụ lại. 

Tập luyện giúp nâng cao sức khỏe, hạn chế các tác động tiêu cực của thời tiết gây ra đối với sức khỏe.

Ngoại thấp tác động tới cơ thể con người:

- Thấp hay gây ra chứng nặng nề như đau khớp, chân tay, mình mẩy nặng nề, cảm mạo do cảm lạnh kèm thêm cảm giác mỏi nhừ toàn thân.

- Hay bài tiết ra các chất đục (thấp trọc) như đại tiện lỏng, nước tiểu đục, chảy nước đục trong bệnh chàm.

- Miệng dính nhớt, tiểu tiện khó (sáp) khi gây bệnh khó trừ được nên hay tái phát như phong thấp.

- Thấp là âm tà hay làm tổn thương dương khí, gây trở ngại cho khí vận hành.

- Thấp làm dương khí của tỳ vị bị giảm sút, ảnh hưởng đến sự vận hóa thủy thấp, gây chứng phù thũng, ảnh hưởng đến vận hóa đồ ăn gây các chứng bệnh về tiêu hoá như nhạt miệng, ăn kém, đầy bụng, tiêu chảy, mót rặn…

- Về hô hấp: Thấp gây nê trệ, chảy nước mũi dính, đục màu, kèm hắt hơi sổ mũi….

- Về mạch máu thần kinh: Hay gây đau đầu, mệt mỏi, người uể oải.

Sử dụng trà giúp cơ thể thích ứng với môi trường ẩm thấp.

2. Cách phòng ngừa bệnh do nồm ẩm gây ra

Để phòng ngừa một số bệnh lý do ẩm thấp gây nên, ta có thể tăng cường luyện tập thể thao để cường tráng cơ thể, theo nguyên lý 'nhân cường tật nhược'.

Mặt khác có thể sử dụng một số trang thiết bị hút ẩm cho môi trường nhà bạn luôn khô ráo, tránh ẩm ướt, chú ý khép cửa phòng khi ra vào sẽ làm giảm đáng kể ẩm thấp.

Về ăn uống nên ăn các thức ăn dễ tiêu, mang tính thanh lợi như các loại cháo, súp, các món ăn hấp, luộc, các loại cá....

Xuyên khung - vị thuốc trong bài trà điều thấp.

Dưới đây là bài trà điều thấp giúp phòng bệnh do ngoại thấp (nồm ẩm) gây ra:

- Thành phần bài thuốc: Xuyên khung 4g, đương quy 4g, khương hoạt 2g, táo đen 3 quả, hạt sen 3g, kỷ tử 4g, gừng tươi 2 lát, kinh giới 3 ngọn. Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm trà, hãm uống trong ngày.

- Tác dụng của bài trà điều thấp: Thông kinh hoạt lạc, lợi thủy thẩm thấp, trừ đi nê trệ trong người, chữa các chứng bệnh cảm mạo mới mắc hay đau mỏi các khớp giai đoạn sớm do thấp trệ gây nên.

Ngoài ra, còn làm cho cơ thể thích ứng với môi trường ẩm thấp. Khi kinh mạch và khí cơ đầy đủ, mạnh thì nồm ẩm không tác động được vào cơ thể.

Tóm lại, nhằm hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực của thời tiết nồm ẩm tới sức khỏe bạn cần tăng cường sức khỏe thông qua dinh dưỡng, tập luyện, sinh hoạt và tránh căng thẳng...

09/02/2023 07:11

7 cách dùng quả dâu chữa bệnh

7 cách dùng quả dâu chữa bệnh

BS Vũ Quốc Trung

Quả dâu là loại quả tụ hoa, thuộc loài thực vật họ dâu - thứ cây dùng lá để nuôi tằm. Trong Đông y lấy tên thuốc là

Cách bổ sung chất xơ giảm táo bón

Cách bổ sung chất xơ giảm táo bón

Nguyễn Hà Phương

Chất xơ giúp làm tăng trọng lượng, kích thước của phân, làm mềm phân, giúp giảm táo bón…

5 món ăn bổ dưỡng chăm sóc trẻ bị thủy đậu

5 món ăn bổ dưỡng chăm sóc trẻ bị thủy đậu

ThS.BS. Phạm Đức Thắng

Ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng tốt bằng các món ăn bổ dưỡng để nhanh hồi phục.

Những thực phẩm nào người bệnh hen phế quản nên và không nên ăn?

Những thực phẩm nào người bệnh hen phế quản nên và không nên ăn?

ThS. BS. Lê Thị Hải

Ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp người bệnh hen phế quản hỗ trợ kiểm soát cơn hen tốt hơn. Người bệnh hen phế quản nên ăn và không nên ăn gì?

Làm gì để trẻ không bị thiếu Vitamin A?

Làm gì để trẻ không bị thiếu Vitamin A?

BS Lê Hải

Vitamin A có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vitamin A giúp bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, biểu mô da, niêm mạc đường hô hấp, ruột non và các tuyến bài tiết.

3 món cháo hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu

3 món cháo hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu

Lương y Huyên Thảo

Theo Đông y, bệnh thủy đậu do một loại "tà độc" phát tác theo thời tiết khí hậu gây nên. Tà độc thâm nhập vào cơ thể theo đường mũi, miệng và rất dễ lây lan...

Các loại thực phẩm giàu sắt nhất mẹ nên cho bé ăn

Các loại thực phẩm giàu sắt nhất mẹ nên cho bé ăn

Thiên Châu

Sắt là một trong những khoáng chất thiếu yếu đối với con người. Một chế độ ăn uống cân bằng là đủ để đáp ứng nhu cầu sắt hàng ngày.

Những điều cần lưu ý để tránh gây hại khi cho trẻ ăn dặm

Những điều cần lưu ý để tránh gây hại khi cho trẻ ăn dặm

BS Lê Thị Hằng

Ăn dặm được coi là một bước ngoặt trong tiến trình phát triển của con. Đây là thời kỳ chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ có thức ăn đặc như bột, cháo, cơm, rau củ...

Nguyên nhân gây chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em

Nguyên nhân gây chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em

ThS. BS Lê Thanh Bình

Chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ là vấn đề khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Đây là một trong những bệnh lý thường gặp, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cũng như sức khỏe của trẻ.

Trẻ đau xương do tăng trưởng – cách nhận biết và khắc phục

Trẻ đau xương do tăng trưởng – cách nhận biết và khắc phục

Bs. Nguyễn Văn Thái

Chứng đau xương tăng trưởng ở trẻ thường xảy ra từ 5 tuổi đến 8 tuổi. Trẻ thường đau tập trung ở đùi, gối hoặc bắp chân. Đau đột ngột khi ngủ dậy, không liên quan đến chấn thương.