Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Bổ sung vitamin D cho trẻ khi nào thì ngưng?

Nhiều cha mẹ có thói quen bổ sung vitamin D cho trẻ theo từng đợt vài tháng lại nghỉ. Tuy nhiên, đây có phải là cách bổ sung đúng không?


1. Vì sao cần bổ sung vitamin D cho trẻ?

Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển hệ xương khớp của trẻ. Thiếu vitamin D trẻ rất dễ mắc bệnh còi xương, xương bị biến dạng, chậm lớn và sức đề kháng yếu...

Trẻ thiếu vitamin D thường có các biểu hiện:

  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, ngủ không yên giấc.
  • Ngủ hay trở mình hoặc kèm theo tiếng khóc thất thanh, hay giật mình.
  • Hay đổ mồ hôi trộm, tóc vành khăn.
  • Khi sốt cao có kèm triệu chứng co giật.
  • Hay nấc cụt...
Trẻ bú mẹ hoàn toàn cần bổ sung 400 IU vitamin D mỗi ngày từ sau khi sinh.

 

2. Bổ sung vitamin D cho trẻ như thế nào?

Có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng nhiều cách: Tắm nắng, cho trẻ ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin D, dùng các sản phẩm bổ sung vitamin D.

Chúng ta đều biết nguồn vitamin D từ thực phẩm tự nhiên là rất nhỏ, không thể cung cấp đủ nhu cầu hàng ngày cho cơ thể. Nguồn vitamin D tự tổng hợp dưới da nhờ tác dụng của tia UVB là chủ yếu. Tuy nhiên, cần phải tiếp xúc trực tiếp ánh nắng vào khoảng 10 -15h hàng ngày.

Do đó, có thể bổ sung vitamin D cho trẻ để phòng thiếu vitamin D:

- Trẻ bú mẹ hoàn hoàn cần bổ sung 400 IU vitamin D mỗi ngày từ sau khi sinh.

- Trẻ nhỏ dưới 12 tháng, bú sữa công thức hoàn toàn có thể nạp đủ 400 IU vitamin D/ngày, không cần thiết phải bổ sung vitamin D.

- Bổ sung vitamin D cho tất cả trẻ em trong độ tuổi 1 - 4 tuổi. Lứa tuổi này đa phần chưa ra nắng nhiều, thường sẽ không nạp đủ nhu cầu vitamin D này. Liều 400 - 600 IU vitamin D/ngày.

- Trẻ trên 4 tuổi nên được bổ sung 600 IU vitamin D/ngày vào các tháng mùa đông, cường độ ánh sáng yếu hoặc tất cả thời điểm trong năm khi chỉ học tập, làm việc trong nhà và không tiếp xúc trực tiếp ánh nắng.

Có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách tắm nắng.

3. Khi nào ngừng bổ sung vitamin D cho trẻ?

Nhiều bậc phụ huynh băn khoăn không biết nên cho trẻ uống vitamin D đến lúc nào. Thông thường, nên cho trẻ uống vitamin D cho đến khi trẻ biết đi. Lúc này trẻ có khả năng đi ra ngoài nhiều, phơi nắng thường xuyên, kết hợp với chế độ ăn đa dạng với đầy đủ dưỡng chất, sử dụng các thực phẩm chứa nhiều vitamin D (cá hồi, cá trích, cá mòi, sữa chua, phô mai, ngũ cốc, đậu phụ...) sẽ cung cấp đủ lượng vitamin D cho trẻ.

Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà có thể kéo dài thời gian hoặc ngừng bổ sung vitamin D cho trẻ. Do đó, các bậc cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiếp tục hoặc ngừng bổ sung vitamin D cho trẻ.

- Với trẻ bú mẹ hoàn toàn: Thời gian uống vitamin D cho trẻ là sau khi sinh 1 tuần cho đến khi trẻ biết đi (khoảng 2 tuổi).

- Với trẻ dùng sữa công thức: Phần lớn sữa công thức đều có vitamin D, do đó không cần phải bổ sung vitamin D nếu trẻ uống đủ 1 lít/ ngày.

- Với trẻ vừa bú mẹ vừa uống sức công thức: Trẻ uống dưới 1 lít sữa /ngày cần bổ sung vitamin D từ sau khi sinh cho đến khi uống được 1 lít sữa/ngày.

4. Mối nguy khi lạm dụng vitamin D

Nhiều người cho rằng, vitamin D có lợi cho sức khỏe hệ xương khớp của trẻ, nên đã cho trẻ bổ sung quá nhiều vitamin này.

Khi bổ sung quá nhiều vitamin D có thể gây một số tác dụng phụ nguy hiểm: Tăng lượng canxi trong máu, với biểu hiện buồn nôn, nôn, khát nước, đi tiểu thường xuyên, táo bón, yếu cơ, đau cơ, tâm trạng mệt mỏi... Nguy hiểm là có thể gây tổn thương cho thận và tim.

Do đó, để đảm bảo trẻ bổ sung vitamin D an toàn, đủ cho nhu cầu của cơ thể, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, không tự ý cho trẻ dùng vitamin D. Đồng thời, báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi cho trẻ bổ sung vitamin D.

 

01/11/2023 08:05

19,6% trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi

19,6% trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi

Nguyễn Châu

Thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ là rất quan trọng trong phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và nâng cao tầm vóc của người Việt Nam.

Miễn dịch kém nên ăn gì để tăng sức đề kháng?

Miễn dịch kém nên ăn gì để tăng sức đề kháng?

Thiên Châu

Khi hệ miễn dịch kém thì cơ thể dễ lây bệnh, viêm nhiễm, hệ tiêu hóa không được khỏe mạnh. Tham khảo một số loại thực phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, chống lại các đợt cảm lạnh, cúm A...

Tăng chiều cao ở trẻ và sai lầm cha mẹ hay gặp

Tăng chiều cao ở trẻ và sai lầm cha mẹ hay gặp

TS. Nguyễn Văn Lượng

Trẻ phát triển chiều cao tối ưu là mong muốn của các bậc cha mẹ nhưng nếu thực hiện sai cách sẽ cản trở sự phát triển toàn diện của trẻ.

7 loại thảo mộc tăng cường miễn dịch, phòng ốm khi gió mùa về

7 loại thảo mộc tăng cường miễn dịch, phòng ốm khi gió mùa về

BS. Tăng Minh Hoa

Khi thay đổi thời tiết, gió mùa… rất dễ bị ốm. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp và tăng cường miễn dịch cho cơ thể là rất quan trọng...

7 cách dùng cây rau hẹ giảm ho, viêm họng

7 cách dùng cây rau hẹ giảm ho, viêm họng

Lương y Bùi Đắc Sáng

Thời tiết chuyển dần sang lạnh khiến tình trạng ho, viêm họng có điều kiện phát triển. Dùng lá hẹ tươi là biện pháp được nhiều người áp dụng nhằm làm giảm ho, giảm đau hát cổ họng.

Trẻ em có cần ăn dầu mỡ

Trẻ em có cần ăn dầu mỡ

BS Nguyễn Thị Bích

Dầu, mỡ là thực phẩm rất giàu năng lượng so với các loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lo sợ con béo phì nên khi chế biến đồ ăn cho con không cho dầu, mỡ.

Dây và cuống bí ngô cũng là thuốc chữa bệnh

Dây và cuống bí ngô cũng là thuốc chữa bệnh

Lương y Huyên Thảo

Bí ngô, hay còn gọi là bí đỏ, bí rợ, là một loại rau quả thực phẩm. Tất cả các bộ phận từ cây bí ngô đều có thể sử dụng để chữa bệnh.

8 loại thực phẩm giàu canxi giúp xương chắc khỏe

8 loại thực phẩm giàu canxi giúp xương chắc khỏe

Thiên Châu

Loãng xương là một chứng bệnh làm cho yếu đi và mỏng đi, khiến xương trở nên mỏng manh và dễ gãy. Tham khảo 8 loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.

6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai

6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai

Thu Phương

Đối với phụ nữ mang thai, dinh dưỡng tốt và đúng cách rất quan trọng để đảm bảo an toàn, hạn chế nguy cơ bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Những đại kỵ khi dùng mật ong ai cũng nên biết

Những đại kỵ khi dùng mật ong ai cũng nên biết

BS. Vũ Hồng

Không phải bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được mật ong, những đại kỵ khi dùng mật ong dưới đây bạn cần lưu ý khi sử dụng để tránh rước họa vào thân.