Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Nguồn thực phẩm giàu vitamin A nên cho bé ăn hàng ngày

Trẻ em ăn chế độ ăn giàu vitamin A đặc biệt là từ các nguồn thực vật, đã được chứng minh là khỏe mạnh hơn và ít bệnh tật hơn.

1. Vitamin A cần thiết cho sự phát triển của trẻ

Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, vitamin A là loại vitamin tan trong dầu, có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và bệnh khô mắt, đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ niêm mạc và da, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

Vitamin A có 4 vai trò chính đối với cơ thể:

- Vitamin A giúp tăng trưởng: Cho dù tồn tại dưới bất kỳ dạng nào thì vitamin A hoạt động như một thành phần liên kết của tế bào. Vitamin A giúp trẻ lớn lên và phát triển bình thường.

- Vitamin A phát triển thị giác: Sự có mặt của vitamin A là một phần không thể thiếu đối với việc đảm bảo thị giác của con người.

Vitamin A ngoài việc hỗ trợ cho thị giác còn giúp trẻ phát triển tốt hơn.

- Vitamin A bảo vệ biểu mô: Vitamin A bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, biểu mô da, ruột non và các tuyến bài tiết. Vitamin A giúp kéo dài quá trình lão hóa do ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do.

- Tăng cường hệ miễn dịch: Do hoạt động đặc hiệu lên các tế bào của cơ thể, vitamin A tham gia tích cực vào khả nǎng miễn dịch của cơ thể, tăng sức chống chịu bệnh tật của con người.

2. Nhu cầu vitamin A hàng ngày

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, nhu cầu vitamin A cần có trong khẩu phần ăn hàng ngày như sau:

  • Trẻ em < 6 tháng: 300mcg/ngày;
  • Trẻ 6-12 tháng 400 mcg/ngày
  • Trẻ 1-2 tuổi: 350-400mcg/ngày;
  • Trẻ 3-5 tuổi: 400-500mcg/ngày;
  • Trẻ 6-7 tuổi: 400-450mcg/ngày;
  • Trẻ 8-9 tuổi: 500mcg/ngày;
  • Trẻ 10-11 tuổi 600mcg/ngày;
  • Trẻ 12-14 tuổi 700-800 mcg/ngày;
  • Trẻ 15-17 tuổi: 650-700mcg;
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối: tăng thêm 80mcg/ngày;
  • Phụ nữ cho con bú: tăng thêm 450mcg/ngày so với lúc bình thường.

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm cho biết, thiếu vitamin A gây bệnh khô mắt, khô giác mạc, nhuyễn giác mạc dẫn đến hậu quả sẹo giác mạc và mù vĩnh viễn. Thiếu vitamin A cũng gây thoái hoá, sừng hoá các tế bào biểu mô, giảm chức năng bảo vệ cơ thể; giảm khả năng miễn dịch, tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ em. Sự thiếu hụt vitamin A làm cho trẻ chậm tăng cân, tăng chiều cao. Thiếu vitamin A sớm ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ của trẻ khi đến tuổi đi học.

Chế độ ăn nên có đủ thực phẩm giàu vitamin A.

Theo các nghiên cứu tại Anh quốc và Hoa Kỳ, thiếu hụt vitamin A có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bắt đầu từ trong bụng mẹ. Sự thiếu hụt vitamin A có thể làm giảm khả năng miễn dịch, khiến da khô và có vảy, đồng thời gây suy giảm thị lực. Ngoài một số dị tật bẩm sinh và tăng trưởng kém trong thời thơ ấu, còn có nguy cơ gia tăng các vấn đề về sinh sản sau này trong cuộc sống.

Trẻ em có vấn đề về kém hấp thu, chẳng hạn như bệnh Crohn, bệnh Celiac và bệnh tự kỷ dễ bị thiếu hụt vitamin A hơn và có thể cần bổ sung.

Vitamin A có thể tích trữ trong cơ thể. Nếu sử dụng vitamin A với lượng lớn và kéo dài có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như dị tật bẩm sinh, tổn thương gan và thần kinh, các vấn đề về da, vàng da tạm thời và sự phát triển xương bất thường.

Trẻ uống vitamin A quá liều có thể gặp các phản ứng mạnh dẫn tới ngộ độc cấp. Các dấu hiệu ngộ độc rất dễ bị nhầm lẫn với viêm não, màng não, ngộ độc thực phẩm nên phụ huynh cần hết sức lưu ý.

3. Nguồn thực phẩm giàu vitamin A nên cho bé ăn hàng ngày

Có 2 loại vitamin A chính:

  • Vitamin A đã chuyển hóa: Loại này tồn tại dưới dạng retinol và có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, gia cầm và các sản phẩm từ sữa.
  • Tiền vitamin A: Chất này có ở dạng carotenoid, chủ yếu là beta carotene. Nó xuất hiện trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây và rau quả.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, thức ăn có nguồn gốc động vật có nhiều vitamin A hay retinol tốt nhất. Vì gan là nơi dự trữ vitamin A, nên gan có thành phần retinol cao nhất. Chất béo từ thịt và trứng cũng chứa một lượng vitamin A đáng kể.

Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tập cho trẻ có thói quen ăn rau xanh, làm quen với nhiều loại thức ăn

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm cho biết, nguồn tiền vitamin A - carotenoid thường có trong một số sản phẩm động vật như sữa, kem, bơ và trứng. Các thức ăn nguồn gốc thực vật có nhiều tiền vitamin A như các loại củ quả có màu vàng/đỏ, các loại rau màu xanh sẫm, và các loại dầu ăn. Khi vào cơ thể, tiền vitamin A sẽ được chuyển hóa thành vitamin A (theo tỷ lệ 12:1 đối với hoa quả chín và 22-24:1 đối với rau xanh).

Nguồn vitamin A từ động vật:

  • Gan động vật
  • Thịt đỏ
  • Lòng đỏ trứng
  • Phô mai
  • Sữa, sữa chua

Nguồn cung cấp vitamin A từ thực vật:

  • Các loại trái cây, rau củ có màu cam, vàng, đỏ như khoai lang, cam, xoài, cà rốt, đu đủ, gấc,...
  • Nhiều loại rau có lá màu xanh đậm như bông cải xanh, rau dền, mồng tơi, rau ngót, rau muống, rau đay,...

Do vitamin A tan trong dầu, để cơ thể hấp thụ vitamin A tốt hơn, nên kết hợp bổ sung chất béo vào chế độ ăn hàng ngày. Bạn cũng không nên nấu quá chín các loại rau củ vì sẽ làm giảm hàm lượng vitamin A có trong thực phẩm.

BS. Lê Hải
Để phòng chống thiếu vitamin A, cần chăm sóc bé từ khi còn trong bào thai, người mẹ nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A.Cho trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn là cách bổ sung vitamin A hiệu quả nhất.
https://suckhoedoisong.vn/lam-gi-de-tre-khong-bi-thieu-vitamin-a-169230216180330132.htm

14/06/2023 20:56

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

BS Nguyễn Lê Thanh

Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Thu Phương

Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

BS. Nguyễn Ngọc Sáng

Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

ThS. Lê Hồng Dũng – Trưởng khoa Hóa thực phẩm – Viện Dinh dưỡng

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng

Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Bích Ngọc

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Anh Vũ

Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

BS. Lê Thị Loan – Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh dưỡng

Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Thiên Châu

Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Quỳnh Mai

Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.