Đăng nhập sổ của bạn
Những đại kỵ khi dùng mật ong ai cũng nên biết
Không phải bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được mật ong, những đại kỵ khi dùng mật ong dưới đây bạn cần lưu ý khi sử dụng để tránh rước họa vào thân.
Mật ong vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ, phế, đại trường.
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống nhiễm trùng: Hàng ngày nên ăn 5 thìa cafe mật ong, có thể ăn với bánh mì hoặc uống với trà, sữa tươi.
- Bồi bổ cơ thể: Mật ong đánh kem với lòng đỏ trứng gà, ăn mỗi ngày một quả sẽ làm da dẻ hồng hào, cơ thể khỏe mạnh. Có thể uống liên tục trong 1 tháng, mỗi tuần 2-3 lần, 1 năm duy trì từ 2-3 tháng.
- Hồi phục sức lực sau khi ốm dậy: Mật ong trộn với bột tam thất ăn mỗi bữa một chén con có thể giúp phục hồi sức lực khi vừa ốm dậy. Lấy 3 - 5g tam thất trộn với 2-3 thìa cafe mật ong, dùng khoảng 15 ngày liên tục sau ốm.
- Làm giảm các triệu chứng của bệnh cảm cúm: Uống một cốc nước chanh ấm có pha thêm 2 thìa cafe mật ong. Dùng duy trì đến khi hết triệu chứng.
- Trị ho: Một quả chanh tươi, khía ở lớp vỏ ngoài, sau đó cho một vài thìa cà phê mật ong cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh. Để khoảng 1-2 giờ, sau đó cắt ra ngậm sẽ đỡ ho và có thể dùng đến khi hết triệu chứng.
Lưu ý, cần lựa chọn mật ong rừng nguyên chất, cơ sở sản xuất uy tín. Bảo quản mật ong bằng đồ đựng thủy tinh hoặc vật dụng không gây phản ứng oxy hóa với thành phần của mật ong.
2. Những ai không nên sử dụng mật ong?
Mặc dù mật ong có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe nhưng các trường hợp sau lại không nên dùng:
3. Những đại kỵ khi dùng mật ong bạn không được phép quên
- Mật ong kỵ hành, tỏi sống: Mật ong không nên dùng cùng với hành, tỏi sống. Đây là hai thứ rất kỵ nhau do hành, tỏi tính nóng, cay tán, mật ong lại ngọt, nóng. Cay tán thì hao khí, hai thứ đối chọi với nhau tất sinh ra chứng uất nhiệt, bụng chướng. Bạn có thể xử lý khi gặp trường hợp này bằng cách uống nước cam thảo.
- Mật ong kỵ đậu nành: Mật ong kết hợp cùng đậu nành sẽ gây chướng bụng, tích trệ đại trường, thậm chí gây chết người.
Đậu nành giàu chất dinh dưỡng như protein và acid amin; cung cấp chất béo, carbs và nhiều loại vitamin và khoáng chất, rất có ích cho cơ thể. Tuy đậu nành và mật ong tốt là thế, nhưng khi kết hợp hai thứ này với nhau sẽ xảy ra những phản ứng sinh hóa với các enzym, khoáng chất và protein thực vật có trong mật ong và đậu nành, gây hiện tượng ngộ độc và tiêu chảy. Hỗn hợp đậu nành và mật ong bị đông cứng trong dạ dày gây hiện tượng khó thở và có thể dẫn đến hôn mê.
Cách giải độc khi ăn đậu nành với mật ong: Nếu bị ngộ độc khi ăn đậu nành với mật ong trước 6 giờ thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào. Gây nôn để giúp thực phẩm nhiễm độc ra khỏi cơ thể.
- Trẻ sơ sinh dưới một tuổi không nên ăn mật ong: Mật ong giàu chất dinh dưỡng, là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chính vì thế nhiều phụ huynh đã thêm mật ong vào đồ ăn hoặc sữa của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ để điều chỉnh khẩu vị và tăng giá trị dinh dưỡng.
Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không thích hợp để ăn mật ong. Mật ong dễ bị nhiễm khuẩn botulinum trong quá trình ủ và vận chuyển, vì ong có thể mang phấn hoa và mật bị nhiễm botulinum trở lại tổ trong quá trình lấy phấn hoa. Bào tử độc tố botulinum vẫn có thể tồn tại ở nhiệt độ cao 100°C.
Do chức năng tiêu hóa của trẻ còn non yếu và chức năng giải độc của gan kém, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng nên độc tố botulinum rất dễ sinh sôi trong ruột và sinh ra độc tố, từ đó gây ngộ độc.
- Không uống mật ong với nước nóng: Mật ong có chứa một số lượng lớn dung môi ôxy hóa, việc dùng nước sôi nóng pha mật ong có thể khiến cho những chất dung môi này bị phá hủy, sản sinh ra nhiều đường aldehyde gốc OH, khiến cho thành phần dinh dưỡng của mật ong bị biến đổi rất nhiều.
Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nước nóng trên 60 độ C pha mật ong sẽ làm tăng đáng kể hydroxymethyl furfuraldehyde (HMF) - đây là một chất gây ung thư trong tự nhiên.
- Không dùng mật ong cho người thể nhiệt: Những người ở thể nhiệt khi dùng mật ong sẽ bị nóng trong người. Theo Đông y mật ong tính nóng, những người thể trạng nhiệt như hay nóng trong người, lòng bàn chân, bàn tay nóng, hay bốc hỏa lên đầu, nhiệt miệng, ợ hơi, ợ chua… thì không nên dùng hoặc nếu dùng thì cũng cần dùng với một lượng ít 1-2 thìa cà phê 1 ngày, dùng 2-3 ngày khi cần thiết.
Trong y học cổ truyền "nhiệt gặp nhiệt tắc cuồng", nếu lạm dụng mật ong ở những người thể nhiệt sẽ khiến người dùng cảm thấy bồn chồn, khó chịu, tức ngực, mất ngủ...
- Tương tác với thuốc tây: Mật ong nguyên chất có khả năng tương tác với thuốc tránh thai, thuốc hạ đường huyết... nên tránh dùng mật ong với các loại thuốc này.
17/10/2023 14:39
Thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ là rất quan trọng trong phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và nâng cao tầm vóc của người Việt Nam.
Khi hệ miễn dịch kém thì cơ thể dễ lây bệnh, viêm nhiễm, hệ tiêu hóa không được khỏe mạnh. Tham khảo một số loại thực phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, chống lại các đợt cảm lạnh, cúm A...
Trẻ phát triển chiều cao tối ưu là mong muốn của các bậc cha mẹ nhưng nếu thực hiện sai cách sẽ cản trở sự phát triển toàn diện của trẻ.
Khi thay đổi thời tiết, gió mùa… rất dễ bị ốm. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp và tăng cường miễn dịch cho cơ thể là rất quan trọng...
Thời tiết chuyển dần sang lạnh khiến tình trạng ho, viêm họng có điều kiện phát triển. Dùng lá hẹ tươi là biện pháp được nhiều người áp dụng nhằm làm giảm ho, giảm đau hát cổ họng.
Dầu, mỡ là thực phẩm rất giàu năng lượng so với các loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lo sợ con béo phì nên khi chế biến đồ ăn cho con không cho dầu, mỡ.
Bí ngô, hay còn gọi là bí đỏ, bí rợ, là một loại rau quả thực phẩm. Tất cả các bộ phận từ cây bí ngô đều có thể sử dụng để chữa bệnh.
Nhiều cha mẹ có thói quen bổ sung vitamin D cho trẻ theo từng đợt vài tháng lại nghỉ. Tuy nhiên, đây có phải là cách bổ sung đúng không?
Loãng xương là một chứng bệnh làm cho yếu đi và mỏng đi, khiến xương trở nên mỏng manh và dễ gãy. Tham khảo 8 loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
Đối với phụ nữ mang thai, dinh dưỡng tốt và đúng cách rất quan trọng để đảm bảo an toàn, hạn chế nguy cơ bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.