Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

7 loại thảo mộc tăng cường miễn dịch, phòng ốm khi gió mùa về

Khi thay đổi thời tiết, gió mùa… rất dễ bị ốm. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp và tăng cường miễn dịch cho cơ thể là rất quan trọng...

Hệ thống miễn dịch có vai trò quan trọng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chất có hại, vi khuẩn, virus, nấm… và những thay đổi của tế bào bên trong cơ thể. Nếu miễn dịch cơ thể bị suy giảm, rất dễ bị bệnh, từ thông thường như cảm cúm, sốt… đến nghiêm trọng (các bệnh mạn tính nguy hiểm, ung thư…).

Do đó, làm cho hệ miễn dịch mạnh mẽ là rất quan trọng, bằng cách tập luyện đều đặn hàng ngày và thực hiện dinh dưỡng khoa học.

Thêm một số thảo mộc dưới đây vào trong chế độ ăn uống cũng giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

1. Bổ sung gừng giúp tăng cường miễn dịch

Gừng là gia vị rất phổ biến, được dùng trong chế biến nhiều món ăn…

Gừng là vị thuốc chủ yếu trong y học cổ truyền. Trong nhiều thế kỷ, người ta đã sử dụng loại gia vị ấm này để điều trị đau đầu, cảm lạnh, buồn nôn và nôn…

Gingerol - một thành phần hoạt tính sinh học chính của gừng, đã được báo cáo là có chức năng chống viêm, kháng virus, chống ung thư, chống oxy hóa và kháng khuẩn.

Theo một đánh giá trên Tạp chí Y tế Dự phòng quốc tế, các hợp chất trong gừng - chủ yếu là gingerol và shogaol - cũng có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và giảm đau. Các tác giả lưu ý rằng, những đặc tính này giúp tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể, có thể bảo vệ chống lại nhiều bệnh mạn tính…

Gừng còn chứa hợp chất hoạt tính sinh học ginestin, có tác dụng làm lỏng và loại bỏ đờm, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Nó cũng đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm nhiễm trùng do vi khuẩn dạ dày.

Bạn có thể thưởng thức dưới dạng uống trà gừng bằng cách: Sử dụng túi trà gừng thương mại hoặc pha trà gừng tươi. Để tự pha trà, hãy mua một miếng gừng tươi, gọt vỏ, cắt thành từng lát mỏng theo chiều ngang, rồi cho vài lát vào cốc, đổ nước sôi vào, đậy nắp và ngâm trong 10 phút, rồi thưởng thức.

Uống trà gừng hoặc thêm gừng bào sợi vào các món súp, món hầm hoặc món xào có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của bạn trong mùa gió mùa. Ho và nghẹt mũi là tình trạng rất dễ xảy ra khi trời lạnh. Gừng có thể giúp cải thiện các triệu chứng này.

2. Bổ sung nghệ

Nghệ là một loại gia vị màu vàng, có tác dụng chống viêm.

Nghệ là một loại gia vị màu vàng, có tác dụng chống viêm. Việc tiêu thụ thực phẩm chống viêm có thể giúp giảm tình trạng viêm, liên quan đến cảm lạnh và cúm. Curcumin, hợp chất hoạt động chính trong củ nghệ, có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, đồng thời đã được chứng minh là cải thiện các dấu hiệu căng thẳng oxy hóa.

Stress oxy hóa là hiện tượng gây ra bởi sự mất cân bằng giữa các gốc tự do (các phân tử không ổn định thường được tạo ra bởi các chất ô nhiễm môi trường) và các chất chống oxy hóa (các phân tử trung hòa các gốc tự do). Khi điều này xảy ra, các gốc tự do có thể làm hỏng các tế bào khác nhau trong cơ thể và hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt tình trạng viêm. Trong khi nghiên cứu đang được tiến hành cho thấy, có mối liên hệ giữa phản ứng của hệ thống miễn dịch này với stress oxy hóa và các rối loạn tự miễn dịch (nghiên cứu trên Tạp chí Oxidative Medicine and Cellular Longevittheo).

Nghệ có thể được hấp thụ tốt hơn khi có một số chất béo, piperine (một hợp chất trong hạt tiêu đen). Do đó, nếu uống sữa nghệ nên cho thêm chất béo hoặc các loại gia vị ấm khác như hạt tiêu đen, để tăng thêm tác dụng. Nghệ cũng rất tuyệt vời khi thêm vào món cà ri, súp và thịt nướng.

3. Bổ sung quế

Quế có đặc tính chống oxy hóa cao...

Một loại gia vị có tính ấm khác là quế, nổi tiếng với đặc tính chống oxy hóa. Trên thực tế, quế có đặc tính chống oxy hóa cao hơn bạc hà, gừng và cam thảo, theo một nghiên cứu cho biết.

Quế cũng mang lại lợi ích chống nấm, chống vi khuẩn và chống viêm. E-cinnamaldehyde là một trong những hợp chất hoạt động chính trong quế, mang lại tác dụng chống viêm mạnh mẽ này.

E-cinnamaldehyde cũng là một hợp chất kháng khuẩn. Một nghiên cứu công bố trên Foods cho thấy, E-cinnamaldehyde có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn listeria. Tinh dầu quế có tác dụng đối với vi khuẩn salmonella.

Cách thưởng thức: Rắc quế lên bánh mì nướng hoặc cho vào cà phê, trà để tăng thêm hương vị. Quế cũng kết hợp tốt với các loại trái cây như táo và lê.

4. Bổ sung thảo mộc bạc hà

Bạc hà là một loại thảo dược có chứa nhiều loại flavonoid có lợi cho sức khỏe miễn dịch.

Bạc hà là một loại thảo dược có chứa nhiều loại flavonoid. Đây là những hợp chất thực vật có tác dụng có lợi cho sức khỏe miễn dịch. Bạc hà cũng chứa tinh dầu (tinh dầu bạc hà), một hợp chất có tác dụng gây tê và giảm đau. Tinh dầu bạc hà thường được thêm vào các phương pháp điều trị cảm lạnh và cúm không kê đơn, có tác dụng mở hoặc thư giãn đường thở.

Khi bị ngạt mũi, có thể hít hơi nước có trộn vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc pha một cốc trà bạc hà nóng rồi thưởng thức.

5. Bổ sung ớt

Ớt giàu vitamin C và A...

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ớt bột (ớt đỏ) là loại gia vị chứa rất nhiều hợp chất hữu ích như vitamin C và A. Mặc dù không có nghiên cứu nào về ớt bột liên quan trực tiếp đến hệ thống miễn dịch, nhưng có một số mối liên hệ đã được biết đến. Ví dụ, vitamin C (axit ascorbic) là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể bạn chống lại các gốc tự do; giúp giữ cho các tế bào miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh. Vitamin C có thể làm giảm thời gian bị cảm lạnh thông thường.

Trong khi đó, vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống miễn dịch và giúp điều chỉnh các phản ứng miễn dịch. Capsaicin là hợp chất gây ra tác dụng đốt cháy của ớt, có thể giảm đau và viêm.

Có thể rắc ớt bột lên trứng, đậu, món hầm, phô mai và bỏng ngô. Đây cũng là gia vị tuyệt vời trong nước xốt và nước sốt salad.

6. Bổ sung sả

Sả chứa các hợp chất như citral, có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và kích thích miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh. Uống trà sả hoặc kết hợp với món súp làm từ sả có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ khỏi các bệnh thông thường khi gió mùa về như cảm lạnh và nhiễm trùng.

Việc sử dụng trà sả thường xuyên cũng được chứng minh là làm giảm căng thẳng oxy hóa và bảo vệ chống lại các cuộc tấn công của gốc tự do. Có thể dễ dàng thêm sả vào khi pha 1-2 tách trà sả mỗi ngày sẽ có tác dụng tốt.

7. Thảo mộc Giloy

Giloy cũng là một loại thảo mộc có tác dụng kháng viêm, hạ sốt, giúp tăng cường khả năng miễn dịch để chống lại nhiễm trùng và giúp cơ thể sớm phục hồi.

Tiêu thụ giloy dưới dạng thuốc sắc hoặc ở dạng bột có thể giúp củng cố hệ thống miễn dịch của bạn trong mùa lạnh. Ngoài ra, giloy giúp giảm viêm và đau khớp. Giloy cùng với tulsi giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

15/11/2023 15:28

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

BS Nguyễn Lê Thanh

Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Thu Phương

Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

BS. Nguyễn Ngọc Sáng

Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

ThS. Lê Hồng Dũng – Trưởng khoa Hóa thực phẩm – Viện Dinh dưỡng

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng

Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Bích Ngọc

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Anh Vũ

Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

BS. Lê Thị Loan – Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh dưỡng

Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Thiên Châu

Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Quỳnh Mai

Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.