Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm vaccine

Chuẩn bị sổ tiêm phòng, trả lời các câu hỏi về tiền sử bệnh, dị ứng của trẻ, hỏi bác sĩ bất cứ điều gì bạn chưa biết về vaccine tiêm cho trẻ cũng như theo dõi trẻ sau tiêm là điều cha mẹ cần lưu tâm.

Dạo này báo đài và các facebooker anti vaccine, kể tội vaccine nhiều quá, liệu mình cho con đi tiêm phòng là đúng hay sai? Nhưng hãy tin tôi, tiêm phòng cho bé chính là món quà mà bạn dành tặng cho bé ý nghĩa chẳng kém sữa mẹ tý nào.

Ảnh minh họa

Cần chuẩn bị gì trước khi tiêm phòng cho bé?

Nếu bạn có sổ tiêm phòng hãy nhớ mang theo để bác sĩ đánh dấu những mũi được tiêm ngày hôm nay vào sổ. Nếu là lần đầu bé đi tiêm vaccine bạn hãy đề nghị nhân viên y tế cấp cho 1 cuốn sổ và ghi vào đó những mũi đã tiêm trong lần này. Những tài liệu này rất quan trọng và bạn phải giữ gìn nó thật cẩn thận để trình ra nếu con bạn đi học, chuyển trường, chuyển bác sĩ, đi du học hay đi định cư nước ngoài.

Bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ hỏi bạn một số câu hỏi như sau, bạn hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời:

- Con bạn có từng bị phản ứng nặng trước đó với bất k một loại vaccine nào không?

Đứa trẻ thường bị đau nơi tiêm và sốt nhẹ sau khi tiêm vaccine đó là bình thường, nhưng nhớ kể cho bác sĩ nghe nếu con bạn có bất kỳ phản ứng nào nặng nề hơn thế trước kia. Có một vài phản ứng không phổ biến có thể là lý do khiến con bạn không thể tiêm ngừa một số loại vaccine.

- Con bạn có bị dị ứng nặng với bất k chất gì không?

Phản ứng dị ứng nặng có thể đe dọa tính mạng trẻ, nếu đứa trẻ bị dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào chứa trong vaccine thì trẻ sẽ không được tiêm vaccine đó. Những phản ứng dị ứng nhẹ hơn thì không có chống chỉ định tuy nhiên cần phải theo dõi sát.

Bạn không thể nào biết được liệu con bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào trong tất cả các loại vaccine hay không, nhưng nếu bạn biết điều gì, hãy kể cho bác sĩ. Ví dụ con bạn bị dị ứng trứng, gelatin, kháng sinh, nấm men, hoặc latex… bác sĩ sẽ kiểm tra lại thành phần trong từng vaccine định tiêm cho con bạn xem có chứa những chất đó hay không.

Ảnh minh họa

Đừng quá lo lắng rằng con bạn có thể bị dị ứng với một chất gì đó trong vaccine mà bạn không biết. Thực ra phản ứng nặng với vaccine rất hiếm (khoảng 1 phần triệu mà thôi) và bác sĩ - điều dưỡng họ đã chuẩn bị mọi thứ để xử lý nếu điều đó xảy ra.

- Con bạn có những rối loạn miễn dịch nào hay không?

Một em bé có vấn đề về miễn dịch như suy giảm miễn dịch nguyên phát hay thứ phát, dùng các thuốc đè nén miễn dịch (hóa chất trị ung thư, corticoid…) thì sẽ không được tiêm các vaccine có chứa virus sống giảm độc lực như là thủy đậu, MMR, Rotavirus …

Nên giải thích với trẻ công việc của ngày hôm sau, đặc biệt là trẻ đã biết chuyện, cha mẹ nên nói trước với trẻ mai mình sẽ đi đâu, gặp ai, làm gì, tại sao nên tiêm ngừa để trẻ chuẩn bị tâm lý. Không nên đánh lừa trẻ vì sẽ gây ấn tượng xấu và cảm giác bị lừa dối, lần sau sẽ khó hơn, cho trẻ xem những clip khám bệnh vui nhộn, chơi trò khám bệnh với trẻ.

Chuyện ăn uống trước tiêm ngừa không quá quan trọng, với bé hay khóc, hễ khóc là ói thì không nên cho bé ăn no ngay trước tiêm phòng, bù lại cho trẻ một ít sữa hay nước đường trước tiêm phòng là được, sau chích có thể cho bú hoặc ăn sau.

Trong buổi tiêm vaccine

Bác sĩ sẽ phát cho bạn một tài liệu cung cấp các thông tin về vaccine mà bé được tiêm phòng. Chúng sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin bao gồm cả lợi ích, nguy cơ bạn nên đọc kỹ và hỏi lại bác sĩ nếu bạn chưa hiểu điều gì.

Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi để xem liệu có lý do gì phải trì hoãn tiêm chủng cho con bạn hay không.

Luôn luôn hỏi bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào hoặc muốn được ung cấp thêm các thông tin.

Bạn nên đề nghị bác sĩ tiêm kết hợp nhiều vaccine cùng lúc nếu điều kiện sức khỏe của bé cho phép và bé đủ tuổi. Nhiều đơn vị mỗi lần bé đi tiêm chỉ tiêm 1 mũi khiến gia đình tháng nào cũng phải đưa bé đi tiêm rất mệt mỏi và tốn kém, bé sợ hãi đau đớn nhiều lần, thành ra ác cảm. Đi lại nhiều lần cũng làm tăng nguy cơ phơi nhiễm bệnh tật từ các bé khác cũng tới trong buổi tiêm phòng.

Các bác sĩ sẽ giữ em bé lại phòng tiêm chủng 15- 20 phút để theo dõi sau tiêm vaccine để phát hiện dấu hiệu dị ứng hoặc trong tình huống có những em bé bị chóng mặt hay trở nên nhợt nhạt.

Ảnh minh họa

Nếu con bạn bị cảm mức độ trung bình đến nặng hoặc bị các bệnh khác bạn có thể đề nghị trì hoãn vaccine cho đến khi con khỏe hơn.

Hãy chắc chắn rằng tất cả thông tin về mũi vaccine được ghi chú lại vào sổ tiêm chủng trước khi ra về.

Sau khi tiêm chủng

Bạn cần ở lại nơi tiêm chủng ít nhất 20 phút để theo dõi những dấu hiệu nhanh của phản ứng dị ứng.

Bạn không nên đi xa, du lịch trong vài ngày sau tiêm. Một số phản ứng có thể xuất hiện muộn. Vì vậy tốt nhất ở nhà, nơi gần các trung tâm y tế và để ý tới em bé của bạn.

Đôi khi con bạn có thể bị sốt hay đau nơi tiêm. Bạn có thể dùng một loại thuốc giảm đau, hạ sốt (không được dùng aspirin) để giảm cơn đau và sốt cho bé sau tiêm vaccine. Cho bé uống nước nhiều cũng giúp bé bớt sốt. Đắp miếng vải lạnh và ướt lên vị trí tiêm cũng giúp bé giảm đau. Không đắp khoai tây hay các loại lá khác.

Thông thường sốt sau tiêm phòng nếu có sẽ xuất hiện trong vòng 48 giờ sau tiêm và không kéo dài quá 2 ngày. Nếu con bạn bị sốt sau 48 giờ hoặc sốt kéo dài quá 48 giờ hãy trở lại phòng khám để được đánh giá.

Ảnh minh họa

Khi nào nên gọi cho bác sĩ?

- Bé khóc liên tục không ngừng quá 3 giờ đồng hồ sau tiêm.

- Lừ đừ.

- Phản xạ kém.

- Co giật.

Các phản ứng dị ứng nặng sau tiêm vaccine là rất hiếm, nhưng nếu nó xảy ra hãy sẵn sàng xử trí. Nếu phản ứng dị ứng xảy ra nó thường xảy ra trong vòng vài phút đến vài giờ sau tiêm vaccine. Các dấu hiệu nặng của dị ứng bao gồm:

- Khó thở.

- Chóng mặt.

- Sưng phù vùng mặt, họng.

- Nổi mề đay.

- Tim đập nhanh.

- Khàn tiếng và khò khè.

Nếu con bạn có những dấu hiệu này, hãy gọi ngay cấp cứu để tới cơ sở y tế gần nhất. Nhớ kể cho bác sĩ những dấu hiệu này xảy ra khi nào, bé đã được tiêm vaccine nào và bao giờ.

29/04/2022 11:50

Tiêm vaccine phòng dại có hại cho sức khỏe không?

Tiêm vaccine phòng dại có hại cho sức khỏe không?

Minh Tâm

Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?

Ai nên tiêm phòng cúm?

Ai nên tiêm phòng cúm?

Bảo Lâm

Tiêm vaccine phòng cúm có thể giúp ngăn ngừa bệnh và các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

DS. Nguyễn Thu Giang

Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.

Tiêm vaccine phòng dại có hại cho sức khỏe không?

Tiêm vaccine phòng dại có hại cho sức khỏe không?

Minh Tâm

Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

Mỹ Uyên

Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus có thể dẫn đến ung thư.

Tiêm phòng bệnh thủy đậu rồi có thể mắc bệnh không?

Tiêm phòng bệnh thủy đậu rồi có thể mắc bệnh không?

BS Nguyễn Thị Bích

Thủy đậu là bệnh lây nhiễm, những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng thì 90% sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người đang bị thủy đậu. Nhiều người thắc mắc vậy khi tiêm phòng thủy đậu rồi thì liệu có bị thủy đậu không?

Vaccine có vai trò quan trọng như thế nào trong việc phòng ngừa bệnh phế cầu khuẩn?

Vaccine có vai trò quan trọng như thế nào trong việc phòng ngừa bệnh phế cầu khuẩn?

Hùng Anh – Phú Tiến

Phế cầu khuẩn (còn có tên Streptococcus Pneumoniae) là một trong những loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm khá cao và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Vắc xin phế cầu khuẩn bảo vệ cơ thể như thế nào?

Vắc xin phế cầu khuẩn bảo vệ cơ thể như thế nào?

Hùng Anh – Phú Tiến

Bác sĩ Nguyễn Huy Luân - trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết phế cầu khuẩn là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Ai nên tiêm vaccine bạch hầu?

Ai nên tiêm vaccine bạch hầu?

Bs Nguyễn Thu Linh

Những năm 1913, Von Behring đã phát triển vaccine bạch hầu và từ năm 1920 trở đi, vaccine bạch hầu đã được phân bố rộng rãi.

Phân biệt phản ứng bình thường và bất thường sau tiêm vaccine

Phân biệt phản ứng bình thường và bất thường sau tiêm vaccine

Nguyễn Hà

Tiêm vaccine được coi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sau tiêm trẻ có thể gặp các phản ứng từ nhẹ đến nặng.