Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Những lợi ích khi trẻ ngủ sớm

Nếu đi ngủ sau 9 giờ tối, trẻ em sẽ đánh mất nhiều lợi ích lớn mà giấc ngủ mang lại cho bé. Trẻ ngủ sớm mang lại nhiều lợi ích.

Dễ ngủ hơn

Đa số các bậc cha mẹ vẫn quan niệm rằng khi trẻ thức chơi càng lâu, thể lực tiêu hao càng nhiều thì bé sẽ dễ ngủ và ngủ say giấc hơn nhưng thực tế đâu phải luôn như vậy.

Ảnh minh họa

Không ít công trình nghiên cứu đã chứng minh: trẻ ngủ càng muộn, thời gian khởi động để đi vào giấc ngủ càng lâu. Trong khi đó, những đứa trẻ ngủ trước 9 giờ tối một khi đã quen giấc lại dễ ngủ, ngủ ít trằn trọc và ngủ sâu hơn.

Tiếp nhận được nhiều hoóc-môn tăng trưởng

Hoóc-môn tăng trưởng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ và chỉ xuất hiện khi trẻ đã ngủ. Loại hoóc-môn này được cho là tiết nhiều nhất vào 3 thời điểm: 10 giờ tối, 12 giờ đêm và 2 giờ sáng. Thế nên nếu trẻ ngủ càng muộn, thời gian sản xuất hoóc-môn tăng trưởng sẽ giảm đi đáng kể, quá trình trưởng thành cũng theo đó mà bị ảnh hưởng.

Khỏe mạnh và năng động hơn

Việc ngủ đủ giấc giúp tăng cường khả năng tiếp thu, học hỏi ở trẻ. Đặc biệt, thói quen ngủ lành mạnh còn đưa trẻ tránh xa khỏi nguy cơ mắc một số bệnh tưởng như không liên quan như thừa cân, béo phì hay Alzheimer…

Làm cách nào để trẻ tự nguyện ngủ sớm?

Muốn hình thành thói quen ngủ trước 9 giờ tối cho con trẻ, bản thân cha mẹ cần phải làm gương và tạo mọi điều kiện dẫn dụ cơn buồn ngủ đến:

- Khoảng 1 tiếng trước giờ đi ngủ, hãy cùng nhau đi dạo và cho con vận động nhẹ nhàng để gân cốt được thư giãn và tinh thần thoải mái hơn!

- Hạn chế tối đa mọi tiếng ồn khiến trẻ bị phân tán bằng cách tắt tivi, ngừng rửa bát, đi nhẹ nói nhỏ, đóng cửa phòng ngủ hoặc có thể bật nhạc không lời giúp trẻ dễ buồn ngủ hơn.

- Tạo thói quen đọc sách, kể chuyện như một khúc dạo đầu mỗi lần đi ngủ.

- Bật đèn ngủ hoặc tắt hẳn đèn để con bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

20/04/2022 17:21

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?