Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

15 quy tắc để giấc ngủ trẻ sơ sinh được an toàn

Có nhiều trẻ sơ sinh ngủ trong mội trường không an toàn mà bố mẹ hay người chăm sóc trẻ hoàn toàn không biết điều này.

Theo số liệu được thống kê tại Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), hằng năm tại Mỹ có khoảng 3.500 ca sơ sinh tử vong do các vấn đề liên quan đến giấc ngủ như chứng đột tử sơ sinh (SIDS) hay vô tình ngạt thở…

Ảnh minh họa

Tại nước ta, hiện chưa có con số thống kê điều này nhưng chắc chắn không phải là không có. Vì rất nhiều bé ngủ trong môi trường không đảm bảo an toàn, ngủ chung giường với bố mẹ, ngủ với rất nhiều vật dụng xung quanh như gối ôm, gối chặn, mũ trùm đầu, chăn...

Vậy nên, dù bạn nuôi con theo cách gì, thì đảm bảo an toàn ngủ vẫn là yếu tố tiên quyết, bắt buộc. Bởi nó liên quan đến sự an toàn của chính con bạn.

Dưới đây là 15 khuyến nghị của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ để trẻ có được một giấc ngủ an toàn:

  1. Đặt bé ngủ ở tư thế ngửa, đặc biệt với trẻ sinh non cho đến khi được 1 tuổi.
  2. Cho bé ngủ trên bề mặt chắc chắn, ga phủ vừa vặn (không nằm đệm mềm, lún…).
  3. Bú sữa mẹ làm giảm nguy cơ đột tử cho bé. Tốt nhất là bé nên bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu.
  4. Ngủ chung phòng với ba mẹ nhưng nằm cũi riêng trong ít nhất 6 tháng đầu đời giúp giảm nguy cơ đột tử sơ sinh 50%.
  5. Kiểm soát gối, thú bông, quây cũi, chăn… trong môi trường ngủ của bé. Do những vật này có thể chắn mũi và miệng trẻ khiến trẻ bị ngạt thở, mắc kẹt hoặc đột tử.
  6. Mút ti giả khi ngủ giúp phòng tránh nguy cơ SIDS.
  7. Tránh để bé tiếp xúc với khói thuốc trong thai kỳ và sau khi chào đời.
  8. Tránh dùng đồ có cồn và thuốc cấm khi đang mang thai và sau sinh: Trẻ có nguy cơ đột tử sơ sinh cao hơn khi tiếp xúc với đồ có cồn hoặc thuốc cấm khi còn trong bụng mẹ và sau khi chào đời.
  9. Tránh để bé quá nóng và bị vật cản che đầu (đội mũ, che thóp…): Trẻ mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ phòng, không mặc dày hơn 1 lớp so với người lớn.
  10. Phụ nữ mang thai cần được chăm sóc tiền sản thường xuyên: Nhiều bằng chứng dịch tễ học chứng minh trẻ có ít nguy cơ bị đột tử nếu mẹ được chăm sóc tiền sản thường xuyên.
  11.  Trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo của AAP và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC).
  12. Tránh dùng các sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn khi ngủ cho trẻ.
  13. Không dùng máy theo dõi nhịp tim để giảm thiểu nguy cơ đột tử: Công dụng của máy theo dõi nhịp tim trong việc giảm nguy cơ đột tử ở trẻ vẫn chưa được chứng minh.
  14. Cho bé nằm sấp trong trạng thái tỉnh táo (tummy time) và có người giám sát là một cách hỗ trợ bé phát triển và hạn chế thấp nhất hội chứng méo đầu do tư thế nằm.
  15. Không có bằng chứng cho thấy quấn chăn giúp thiểu nguy cơ đột tử ở trẻ: Nếu quấn, trẻ phải được đặt ở tư thế nằm ngửa.

16/04/2022 16:13

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?