Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Ép con ăn gây hại thế nào?

Ép con ăn nhiều hơn rất phổ biến trong quá trình chăm trẻ, nguyên nhân có thể do bố mẹ, ông bà, người giúp việc quá lo lắng về việc liệu con có ăn quá ít không hoặc ăn không bằng

Thực tế để đạt được mục đích cho bé ăn nhiều hơn các cha mẹ áp dụng rất nhiều cách như bế dong, vừa ăn vừa chơi, xem TV, thậm chí là đe dọa, điều này thực ra chỉ thỏa mãn được mong muốn của cha mẹ nhưng không hề có lợi cho bé. Ép ăn có thể gây ra nhiều hệ quả không tốt cho bé.

Các nguy hại khi ép trẻ ăn

Gây tổn thương tâm lý : trẻ luôn trong tâm trạng sợ hãi, đau khổ, ức chế vì bị ép ăn, nhiều bé phản kháng và có hành vi chống đối. Khi bị ốm, trẻ sẽ ăn ít hơn, lúc này càng phải tránh ép ăn, tâm lý bị ảnh hưởng khi khỏi bệnh sẽ biếng ăn thực sự luôn.

Tạo thói quen xấu trong ăn uống: ép ăn khiến trẻ chỉ ăn vì sợ, ăn vì thưởng chứ không còn ăn vì ham, vì ngon nữa. Về lâu dài, trẻ không còn cảm giác ăn uống tốt và biếng ăn thực sự.

Gây nguy cơ béo phì và lồng ruột cao: trẻ bị ép ăn sẽ có 31,4% nguy cơ béo phì so với những trẻ khác, dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp huyết áp. Trẻ bị ép ăn nhiều khiến nhu động ruột phải hoạt động mạnh cũng có nguy cơ cao bị lồng ruột hơn.

Dậy thì sớm: Trẻ bị ép ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thừa dinh dưỡng, làm tăng lượng hormon trong cơ thể khiến trẻ bị dậy thì sớm. Thậm chí làm hạn chế sự phát triển chiều cao của trẻ. Nhiều bé gái đã hốt hoảng, sợ hãi, xấu hổ, lo lắng, dẫn đến buồn rầu và bỏ học khi cơ thể có sự thay đổi.

Có 1 sai lầm là các mẹ nghe nói sữa cao năng lượng nhiều chất, ăn vào lên cân tốt, nhưng cần cảnh giác lên cân tốt chưa chắc đã lên chiều cao tốt, với các bé thiếu cân, suy dinh dưỡng sữa cao năng lượng rất tốt, nhưng nếu không kiểm soát tốc độ tăng cân dễ đến thừa cân, trẻ bình thường uống sữa cao năng lượng dễ béo phì, mà béo phì thì thường sẽ không có chiều cao tốt.

Hãy để con được đói

Trẻ đến bữa chính cha mẹ kỳ công tạo rất nhiều kỳ thú cho bữa ăn, bao công nấu nướng đến bữa con lại gẩy gẩy ăn không được bao nhiêu, ép con ăn thì hại mà để lại tiếc công tiếc của. Nếu đã chế biến ngon rồi, đẹp mắt rồi, ăn đúng giờ đúng cữ rồi mà bé vẫn chưa chịu ăn thì một lý do rất lớn là bé chưa có đói.

Lúc này, cha mẹ hãy để con được đói, một đứa trẻ khỏe mạnh, hoạt bát chơi đùa nếu để cha mẹ chơi cùng có khi chúng ta mệt trước, đầu hàng trước khả năng hoạt động của bé vậy nên không bao giờ chúng ta phải lo sợ để con đói quá mà lả đi cả.

Chắc chắn trong quá trình hoạt động, bé sẽ tự biết khi nào cần bổ sung năng lượng, tuy nhiên nhiều gia đình thoải mái để bé tùy ý lấy sữa, bánh kẹo ăn vô tội vạ, thích thì ăn không có giờ cữ nên lúc nào bé cũng ngang ngang không có muốn ăn gì hết.

Đặc biệt sữa bánh thì ngọt ngào, lại ít phải nhai gì nên mấy bé lười nhai lại càng thích uống mà không thích ăn thô. Do vậy trong giai đoạn ăn dặm và trẻ lớn cần có các cữ ăn hợp lý, có giờ ăn thành 1 nếp sinh hoạt hàng ngày, không ăn vặt trước mỗi bữa chính sẽ tạo cơ hội cho bé được đói và thèm ăn hơn!

Tập cho bé thói quen không ăn vặt, không ăn quá khuya, không ăn quá nhiều đồ ăn chiên rán hay đồ ngọt. Ngay từ khi còn nhỏ, người lớn cần dạy bé cách cung cấp năng lượng cho bản thân khi đói và uống nước ngay cả khi không khát.

Cho bé đi khám định kỳ, người lớn cần thường xuyên ghi lại các chỉ số về chiều cao, cân nặng của bé để dễ dàng phát hiện những biểu hiện lạ như cân nặng của bé tăng đột biến hay những mầm mống bệnh tật mới hình thành.

03/09/2023 16:13

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

BS Nguyễn Lê Thanh

Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Thu Phương

Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

BS. Nguyễn Ngọc Sáng

Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

ThS. Lê Hồng Dũng – Trưởng khoa Hóa thực phẩm – Viện Dinh dưỡng

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng

Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Bích Ngọc

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Anh Vũ

Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

BS. Lê Thị Loan – Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh dưỡng

Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Thiên Châu

Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Quỳnh Mai

Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.