Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Lưu ý tiêm nhắc vaccine an toàn

Các vaccine có lịch tiêm nhắc là các vaccine tạo được trí nhớ miễn dịch tốt. Cần có lịch tiêm nhắc hợp lý để mũi tiêm giúp cơ thể nâng cao hiệu giá kháng thể bảo vệ ở mức tốt nhất.

Theo PGS.TS. Đỗ Sĩ Hiển, nguyên Chủ nhiệm Chương trình TCMR quốc gia, một số yếu tố cần được xem xét khi đưa ra lịch tiêm nhắc vaccinebao gồm:

Các mũi vaccine tiêm nhắc lại cần được thực hiện đúng lịch.

-Thời gian tồn lưu của kháng thể bảo vệ sau tiêm vaccin và lứa tuổi có nguy cơ mắc bệnh.

- Tính an toàn: Một số vaccin có các phản ứng phụ cao khi tiêm cho trẻ lớn tuổi, do vậy việc tiêm nhắc sớm sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ. Với trẻ em đã có phản ứng nặng với lần tiêm trước, khi đến kỳ tiêm các mũi nhắc lại, cán bộ y tế cần thận trọng khi quyết định tiêm hay không tiêm.

- Tình hình dịch tễ: Tại các vùng có bệnh lưu hành nặng hoặc có dịch, việc tiêm nhắc cần được tiến hành sớm theo khuyến cáo của ngành y tế. Ngoài ra với các vaccin có thời gian bảo vệ ngắn như cúm, tả... cần được tiêm chủng hằng năm vào trước mùa dịch, đặc biệt với các đối tượng nguy cơ như người cao tuổi, trẻ em, người có bệnh mạn tính. Với các vaccin sởi, Rubella, quai bị vẫn cần được tiêm mũi 2 để nâng cao miễn dịch cộng đồng, tăng tính hiệu quả của việc phòng bệnh bằng vaccin vì đây là các bệnh lây đường hô hấp với khả năng lây lan rất cao và nhanh.

- Tính thuận lợi của dịch vụ: để giảm bớt sự đi lại của trẻ em và các bà mẹ, lịch tiêm chủng  nhắc lại của các vaccine được lồng ghép vào cùng thời điểm như khi trẻ 18 tháng tuổi có thể tiêm nhắc vaccine DPT (vaccine phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván hấp phụ), Hib, sởi mũi 2...

Ngoài ra việc tiêm nhắc còn phụ thuộc vào các yếu tố cần cân nhắc khác như cơ chế miễn dịch, lứa tuổi nguy cơ, sự biến đổi chủng gây bệnh, đáp ứng của cơ thể, điều kiện kinh tế - xã hội...

Ngoài ra, để đảm bảo tính an toàn của vaccine, PGS.TS. Đỗ Sĩ Hiển cho biết: vaccine và các chế phẩm sinh học cũng như bất kỳ một loại dược phẩm nào khi đưa vào cơ thể đều có thể gây ra các phản ứng không mong muốn, có thể gặp cả những phản ứng rất nặng mặc dù với một tỷ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên do quy trình sản xuất nghiêm ngặt và với tiến bộ rất nhanh của công nghệ sản xuất vaccine, nhìn chung vaccine rất an toàn.

Với các liều vaccine tiêm nhắc lại hoặc tiêm bổ sung về cơ bản tính an toàn không khác biệt các liều tiêm trước đó, không những thế các liều tiêm nhắc lại còn loại trừ được các cơ địa mẫn cảm được phát hiện ở các liều gây miễn dịch cơ bản. Để đảm bảo tính an toàn cao trong các liều tiêm nhắc hay tiêm bổ sung cần quan tâm một số điểm sau:

- Chấp hành nghiêm túc các quy định của ngành y tế về sử dụng vaccine và thực hành tiêm chủng, từ khâu bảo quản vận chuyển vaccine tới thực hành tiêm chủng an toàn.

- Thực hiện đúng lịch tiêm chủng nhắc lại theo quy định của ngành y tế và hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccine.

- Không tiêm nhắc lại với các trường hợp đã có các phản ứng nặng trong các lần tiêm trước.

- Với vaccin DPT không nên thực hiện mũi tiêm nhắc lại cho lứa tuổi quá lớn. Chỉ dùng cho trẻ dưới 4 tuổi. Khoảng thời gian giữa mũi tiêm trước đến mũi tiêm nhắc lại có thể dài hơn quy định nhưng không được ngắn hơn.

- Trong tiêm chủng sự phối hợp của cha mẹ trong việc theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm đóng vai trò hết sức quan trọng để đảm bảo an toàn tốt nhất cho trẻ.

31/03/2022 16:46

Tiêm vaccine phòng dại có hại cho sức khỏe không?

Tiêm vaccine phòng dại có hại cho sức khỏe không?

Minh Tâm

Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?

Ai nên tiêm phòng cúm?

Ai nên tiêm phòng cúm?

Bảo Lâm

Tiêm vaccine phòng cúm có thể giúp ngăn ngừa bệnh và các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

DS. Nguyễn Thu Giang

Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.

Tiêm vaccine phòng dại có hại cho sức khỏe không?

Tiêm vaccine phòng dại có hại cho sức khỏe không?

Minh Tâm

Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

Mỹ Uyên

Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus có thể dẫn đến ung thư.

Tiêm phòng bệnh thủy đậu rồi có thể mắc bệnh không?

Tiêm phòng bệnh thủy đậu rồi có thể mắc bệnh không?

BS Nguyễn Thị Bích

Thủy đậu là bệnh lây nhiễm, những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng thì 90% sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người đang bị thủy đậu. Nhiều người thắc mắc vậy khi tiêm phòng thủy đậu rồi thì liệu có bị thủy đậu không?

Vaccine có vai trò quan trọng như thế nào trong việc phòng ngừa bệnh phế cầu khuẩn?

Vaccine có vai trò quan trọng như thế nào trong việc phòng ngừa bệnh phế cầu khuẩn?

Hùng Anh – Phú Tiến

Phế cầu khuẩn (còn có tên Streptococcus Pneumoniae) là một trong những loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm khá cao và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Vắc xin phế cầu khuẩn bảo vệ cơ thể như thế nào?

Vắc xin phế cầu khuẩn bảo vệ cơ thể như thế nào?

Hùng Anh – Phú Tiến

Bác sĩ Nguyễn Huy Luân - trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết phế cầu khuẩn là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Ai nên tiêm vaccine bạch hầu?

Ai nên tiêm vaccine bạch hầu?

Bs Nguyễn Thu Linh

Những năm 1913, Von Behring đã phát triển vaccine bạch hầu và từ năm 1920 trở đi, vaccine bạch hầu đã được phân bố rộng rãi.

Phân biệt phản ứng bình thường và bất thường sau tiêm vaccine

Phân biệt phản ứng bình thường và bất thường sau tiêm vaccine

Nguyễn Hà

Tiêm vaccine được coi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sau tiêm trẻ có thể gặp các phản ứng từ nhẹ đến nặng.