Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Những dưỡng chất quan trọng giúp trẻ tăng chiều cao tối đa

Dinh dưỡng đóng vai trò quan giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa. Muốn trẻ cao lớn và đạt chiều cao tốt nhất, điều quan trọng là phải cung cấp đủ và đúng phương pháp những nguyên liệu cấu thành cho xương.

 1. Canxi

Canxi là một trong số những khoáng chất đóng vai trò quan trọng nhất đối với cơ thể. Đây là thành phần chính cấu thành nên xương và hàm răng của con người (99% canxi tập trung ở xương và răng).

Ngoài ra canxi còn có nhiều chức năng khác như: làm đông máu, ngăn ngừa băng huyết khi mạch máu bị tổn thương, điều hòa sự co bóp của bắp thịt (đặc biệt là tế bào tim), giúp hấp thụ vitamin B12 trong ruột, hỗ trợ sự phân phát, thu nhận và dẫn truyền tín hiệu thần kinh, sản xuất một số kích thích tố như insulin.

Canxi trong máu còn giúp duy trì huyết áp và nhịp tim đập bình thường. Chính vì vậy, việc cung cấp và bổ sung canxilà việc cần ưu tiên hàng đầu và cần tiến hành ngay từ giai đoạn đầu đời của mỗi trẻ nhỏ.

Nếu cơ thể thiếu canxi sẽ dẫn tới trẻ bị còi xương, chậm lớn, hạn chế chiều cao, co thắt thần kinh, co giật mặt, yếu cơ, chuột rút, đánh trống ngực, tần số tim giảm…

Trẻ cần bổ sung dưỡng chất cần thiết để tăng chiều cao tối đa.

Bởi chủ yếu tập trung ở xương và răng nên lượng canxi được bổ sung qua đường ăn uống phải được hấp thu hoàn toàn qua ruột và cần vận chuyển tối đa vào xương. Nếu canxi đã bổ sung đủ mà không được vận chuyển tối đa vào xương mà ở lại trong ruột, trong máu nhiều hơn mức cho phép sẽ gây nên táo bón, sỏi thận, xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm.

  1. Vitamin D

Chất chuyển hóa có hoạt tính của vitamin D ở thận, làm tăng sinh một protein gắn canxi nên giúp tăng hấp thu canxi qua thành ruột. Dẫn xuất của vitamin D (là cholecalciferol) làm giảm đáng kể tốc độ mất xương, giúp tăng hấp thu canxi. Vitamin D3 giúp phòng ngừa té ngã nhờ củng cố sức khỏe của cơ xương (cơ vân).

Tạo cốt bào (nằm trong chất căn bản của xương) chứa một protein là osteocalcin đóng vai trò chuyển vận canxi vào nơi cần đến của xương (là hydroxyapatit). Vitamin D3 (dưới dạng có hoạt tính, là calcitriol) vào nằm trong tạo cốt bào, gây cảm ứng làm tăng mức osteocalcin. Muốn có hoạt tính chuyển vận canxi, còn cần nhờ tới vai trò của MK7 (tức vitamin K2).

  1. Vai trò của MK7 (vitamin K2)

Vitamin K2 giúp đưa canxi vào đúng chỗ cần và lấy canxi ra khỏi chỗ không cần (thậm chí chỗ nguy hiểm). Chỗ cần là xương và máu, chỗ không cần là vôi hóa thành mạch, vôi hóa các mô mềm.

Vitamin K2 cần cho tạo thành osteocalcin cần cho tạo xương. Osteocalcin sinh ra trong “tạo cốt bào” (osteoblast) nhờ được cảm ứng bởi vitamin D3, khi đó osteocalcin còn chưa có hoạt tính gắn canxivào mô “dạng xương”.

Vitamin K2  hoạt hóa osteocalcin tại chất căn bản ở ngoại bào, giúp đưa ion canxi vào nơi cần là hydroxyapatite, tạo nên xương thực thụ.

Vitamin K2 giúp xây dựng xương khỏe mạnh, phòng và chống còi xương, giúp tăng chiều cao cho thiếu niên, làm chậm mất xương, cải thiện chất lượng xương trong nhiều nguyên nhân bệnh lý như do dùng thuốc (như corticoid), bệnh gan, đột quỵ, chán ăn…

Bên cạnh vai trò đó, MK7 còn có tác dụng tích cực đối với sự linh hoạt của xương bằng cách tăng lượng Collagen trong xương. Khung xương của cơ thể được ví như một ngôi nhà được xây dựng với bê tông cốt thép. Trong đó, xi măng là canxi (giúp tăng mật độ xương) và cốt thép là Collagen ( giúp tăng chất lượng, tính đàn hồi của xương nhờ mối liên kết của các phân tử Collagen).

Collagen chiếm tới hơn một nửa khối lượng xương, và là nền tảng để canxi và các khoáng chất khác có thể tích lũy. Vì vậy, yếu tố quyết định chất lượng  xương, ngoài canxi và các khoáng chất, Collagen cũng có vai trò rất quan trọng.

MK7 có nhiều trong các sản phẩm lên men từ đậu nành, sữa. MK7 là vitamin K2 duy nhất có nguồn gốc thiên nhiên.

Chế độ dinh dưỡng là phần quan trọng quyết định chiều cao của trẻ
  1. Magiê

Magiê thiết yếu cho tạo protein-collagen ở chất căn bản của xương, còn giúp tạo khoáng xương. Khoảng 60% magiê trong cơ thể là nằm ở xương. Nồng độ magiê giảm sẽ ảnh hưởng tới hấp thu canxi, làm thiếu hụt canxi.

Magiê là đồng yếu tố của các enzym chủ công trong xương, bao gồm photphatase kiềm dùng cho tu sửa bộ xương. Ngoài ra magiê còn tham gia vào các enzym chuyển vitamin D thành dạng có tác dụng hormon.

  1. Kẽm

Là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi tế bào của cơ thể, từ hệ miễn dịch đến việc phát triển và giới tính nam. Giúp sự sinh trưởng và phát triển bình thường của trẻ trong giai đoạn mẹ mang thai, tuổi thơ và vị thành niên. Thiếu kẽm, trẻ sẽ chậm phát triển, biếng ăn, ngủ gà, giảm năng tuyến sinh dục, kém phát triển về chiều cao, suy giảm miễn dịch, tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa lipid, glucid, protid và suy nhược thần kinh

Kẽm cần cho hơn 300 enzym thiết yếu cho hệ miễn dịch, sức lớn cho trẻ em, làm lành vết thương, giữ vững khả năng sinh sản cho người lớn, giúp tổng hợp protein, sự tái sinh tế bào, hỗ trợ thị giác, bảo vệ miễn dịch, bảo vệ chống gốc tự do.  

Kẽm giúp tạo xương nhờ làm tăng tác dụng của vitamin D3, còn là đồng yếu tố cho phosphatase kiềm. Chế độ dinh dưỡng chuẩn hiện nay thường không cung cấp đủ lượng kẽm mong muốn, nên rất cần bổ sung thêm từ nguồn khác như thực phẩm chức năng.

31/03/2022 07:38

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Thu Phương

Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

BS. Nguyễn Ngọc Sáng

Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

ThS. Lê Hồng Dũng – Trưởng khoa Hóa thực phẩm – Viện Dinh dưỡng

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng

Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Bích Ngọc

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Anh Vũ

Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

BS. Lê Thị Loan – Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh dưỡng

Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Thiên Châu

Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Quỳnh Mai

Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.

Hệ quả của chứng béo phì ở trẻ em

Hệ quả của chứng béo phì ở trẻ em

Ths.Bs. Hoàng Thị Hằng, Viện Dinh dưỡng

Béo phì ở trẻ em là một trong những thách thức sức khỏe cộng đồng toàn cầu nghiêm trọng nhất trong thế kỷ 21. Tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì tăng nhanh trong những năm gần đây.