Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng để ngừa thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn hoặc có sử dụng biện pháp bảo vệ khác nhưng lo sợ không thành công. Vậy cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp?

1. Tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp

BS. Nguyễn Bích Ngọc, Khoa Phụ ngoại, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Thuốc tránh thai khẩn cấp là biện pháp ngừa thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn hoặc có sử dụng biện pháp bảo vệ khác nhưng lo sợ không thành công.‏

‏BS. Nguyễn Bích Ngọc, Khoa Phụ ngoại, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, thành phần của thuốc tránh thai khẩn cấp chứa hàm lượng lớn hormone sinh dục nữ progesterone.

Khi được đưa vào cơ thể, các thành phần nội tiết có trong thuốc ngừa thai khẩn cấp, sẽ gây tác động, làm cản trở quá trình rụng trứng tự nhiên ở phụ nữ, nhờ đó ngăn cản sự gặp gỡ và diễn ra thụ tinh giữa trứng và tinh trùng.‏

‏‏‏‏‏‏‏‏Trong trường hợp trứng đã thụ tinh, thuốc sẽ ngăn không cho nội mạc tử cung hình thành cửa sổ làm tổ, ngăn cản việc làm tổ của phôi thai trong lòng tử cung.

Nếu quá trình làm tổ đã diễn ra, thuốc tránh thai khẩn cấp không làm gián đoạn quá trình mang thai.‏

‏BS. Nguyễn Bích Ngọc nhấn mạnh, cần hiểu rõ thuốc tránh thai khẩn cấp không phải là thuốc phá thai. Cơ chế hoạt động của thuốc ngừa thai cấp tốc là ngăn cản việc thụ thai, không phải kết thúc quá trình mang thai.‏

2. Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp phổ biến

‏Có 2 loại thuốc tránh thai khẩn cấp phổ biến nhất là:‏

  • Thuốc chứa progestin: Levonorgestrel hàm lượng 0,75mg/ viên hoặc 1,5mg/viên;‏
  • ‏Thuốc chứa hoạt chất kháng progestin: Mifepriston hàm lượng 10mg.

‏Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể được đóng gói thành loại 1 viên hoặc loại 2 viên. Người sử dụng cần lưu ý để sử dụng đúng, tránh việc sử dụng sai làm mất hiệu quả ngừa thai.‏

‏Theo nghiên cứu, thời gian uống thuốc càng sớm thì hiệu quả ngừa thai càng cao. Tuy nhiên, khoảng 1-2% trường hợp vẫn có thai mặc dù uống thuốc tránh thai khẩn cấp ngay sau khi quan hệ tình dục không an toàn.‏

‏Sau khi dùng thuốc, kỳ kinh tiếp theo sẽ xuất hiện trong một tháng tới. Thông thường, kinh nguyệt sẽ đến đúng ngày, nhưng cũng có thể lệch trước hoặc sau đó 1 tuần. Nếu kỳ kinh tiếp theo trễ quá lâu, nên sử dụng que thử thai hoặc thăm khám với bác sĩ để được làm các xét nghiệm cần thiết, xác định chắc chắn có mang thai hay không.‏

‏Thuốc tránh thai khẩn tốc có tác dụng ngăn cản việc thụ thai, không phải kết thúc quá trình mang thai.‏

3. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp

‏Thuốc tránh thai khẩn cấp không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc hoặc sử dụng không đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ như:‏

  • ‏Chóng mặt, buồn nôn, nôn, mệt mỏi‏
  • ‏Đau đầu‏
  • ‏Đau bụng‏
  • ‏Ngực căng tức‏
  • ‏Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: Có thể sớm hơn, muộn hơn hoặc đau đớn hơn bình thường khi đến chu kỳ.

‏Nếu các triệu chứng trên không cải thiện sau vài ngày, cần đến khám bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra. ‏

4. Một số lưu ý khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp

‏Để đảm bảo việc sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp đúng cách và hiệu quả, cần lưu ý một số vấn đề sau:‏

  • ‏Chỉ uống thuốc trong trường hợp thực sự cần thiết. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi uống. Không uống quá 2 lần/tháng và 3 lần/năm để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nữ giới.‏
  • ‏Nên uống thuốc sớm nhất sau khi phát sinh quan hệ tình dục không được bảo vệ để đạt hiệu quả ngừa thai tốt nhất.‏
  • ‏Uống nhiều viên thuốc tránh thai khẩn cấp không làm tăng hiệu quả ngừa thai, ngược lại tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ nặng nề do cơ thể không hấp thụ thuốc. Do đó, chỉ cần uống đủ và đúng theo khuyến cáo.‏
  • ‏Không uống thuốc trong các trường hợp đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, đang điều trị bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, động kinh, rối loạn tuần hoàn máu não…‏
  • ‏Trong trường hợp gặp tác dụng phụ sau uống thuốc, nếu các triệu chứng kéo dài với tần suất bất thường, cần thăm khám ngay để loại trừ các trường hợp bệnh lý nghiêm trọng.‏

 

11/05/2023 14:55

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?