Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

10 tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc tránh thai

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai là phổ biến và bao gồm ra máu nhẹ, thay đổi cân nặng và đau đầu.

Thuốc tránh thai là một loại kiểm soát sinh sản, hoạt động bằng cách ngăn cơ thể sản xuất trứng, nghĩa là tinh trùng không có trứng để thụ tinh dẫn đế không thể mang thai. Nhiều chị em lựa chọn phương pháp tránh thai này nhưng một số người có thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn.

Chị Phạm Thị Huế (Thái Bình) cho biết mình uống thuốc tránh thai hàng ngày từ ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt nhưng lượng máu kinh ra rất ít, sau đó hết kinh một ngày và lại tiếp tục ra một ít máu kéo dài trong 8 ngày, chị Huế rất băn khoăn không biết có nên uống tiếp hay không.

Trường hợp chị Nguyễn Trang (Hải Phòng) mới bắt đầu dùng thuốc tránh thai hàng ngày được 1 vỉ đầu tiên, đến khoảng viên thứ 15 thì Trang thấy nội tiết thay đổi, và không có có hứng thú trong chuyện ấy với chồng, cảm thấy khô rát vùng âm đạo.

Trên thực tế, các tác dụng phụ khi uống thuốc tránh thai không giống nhau ở mỗi người dùng, các loại thuốc khác nhau cũng gây ra các tác dụng phụ khác nhau. Một số tác dụng phụ phổ biến bao gồm ra máu nhẹ, buồn nôn, đau ngực và đau đầu.

1. Các tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai ảnh hưởng đến mức độ hormone phụ nữ.

Có hai loại kiểm soát sinh sản chính. Thuốc kết hợp có chứa estrogen và progestin, là một dạng tổng hợp của hormone progesterone tự nhiên, và một loại thuốc chỉ chứa progestin.

Thuốc tránh thai ảnh hưởng đến mức độ hormone phụ nữ, dẫn đến nhiều tác dụng phụ khác nhau. Những ảnh hưởng này thường hết trong vòng 2 - 3 tháng, có thể kéo dài hơn nhưng an toàn cho cho người sử dụng.

Nếu các tác dụng phụ kéo dài hoặc gây khó chịu, tốt nhất nên đi khám để được bác sĩ tư vấn hoặc cho thử loại thuốc tránh thai khác hoặc phương pháp ngừa thai khác.

1.1. Ra máu nhẹ giữa các thời kỳ

Chảy máu đột ngột hoặc đốm là hiện tượng khi chảy máu âm đạo xảy ra giữa các chu kỳ kinh nguyệt giống như chảy máu nhẹ, tiết dịch màu nâu.

Đốm hay ra máu nhẹ là tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc tránh thai, xảy ra bởi vì cơ thể đang điều chỉnh để thay đổi mức độ hormone và tử cung để có lớp lót mỏng hơn.

Uống thuốc theo chỉ định, thường là mỗi ngày và vào cùng một thời điểm mỗi ngày, có thể giúp ngăn ngừa chảy máu giữa các thời kỳ.

1.2. Buồn nôn

Một số người cảm thấy buồn nôn nhẹ khi lần đầu tiên uống thuốc, nhưng hiện tượng này thường giảm dần. Uống thuốc với thức ăn hoặc trước khi đi ngủ là tốt nhất. Nếu buồn nôn nghiêm trọng hoặc kéo dài trong vài tháng, tốt nhất bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn hoặc ngưng sử dụng thuốc.

1.3. Căng tức ngực

Uống thuốc tránh thai khiến ngực mềm, đặc biệt là ngay sau khi bắt đầu dùng thuốc. Cùng với việc tăng độ nhạy cảm của vú, các hormone trong viên thuốc có thể làm cho ngực to ra. Nếu thấy các cơn đau vú dữ dội hoặc có những thay đổi khác thường ở vú như một khối u, phụ nữ nên khám để được bác sĩ kiểm tra.

1.4. Nhức đầu và đau nửa đầu

Các kích thích tố trong thuốc tránh thai có thể gây ra hoặc làm tăng tần suất đau đầu và đau nửa đầu. Những thay đổi về nội tiết tố sinh dục nữ (estrogen và progesterone) có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Các triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào liều lượng và loại thuốc.

1.5. Tăng cân

Thuốc tránh thai gây tăng cân là tác dụng phụ dễ xảy ra. Về lý thuyết, thuốc tránh thai dễ dẫn đến tăng khả năng giữ nước hoặc trọng lượng nước, làm tăng khối lượng mỡ hoặc cơ.

1.6. Thay đổi tâm trạng

Nội tiết tố đóng một vai trò quan trọng trong tâm trạng và cảm xúc. Những thay đổi về nồng độ hormone từ việc uống thuốc có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, có mối liên hệ giữa biện pháp tránh thai nội tiết tố và chứng trầm cảm. Nếu khi sử dụng thuốc tránh thai mà lo lắng về sự thay đổi tâm trạng, hãy hỏi bác sĩ về vấn đề này. Nếu các triệu chứng có liên quan đến việc uống thuốc, bác sĩ sẽ cân nhắc cho thay đổi thuốc.

1.7. Chậm kinh

Nếu uống thuốc tránh thai gặp hiện tượng kinh nguyệt ra ít hoặc mất kinh, điều này là do các hormone có trong thuốc. Nếu sử dụng thuốc tránh thai mà nghi ngờ mang thai, tốt nhất nên thử thai. Thuốc tránh thai rất hiệu quả, nhưng vẫn có khả năng mang thai khi sử dụng không đúng cách.

1.8. Giảm ham muốn tình dục

Thuốc tránh thai được ghi nhận là có một số trường hợp ảnh hưởng đến ham muốn tình dục do sự thay đổi nội tiết tố.

1.9. Tiết dịch âm đạo

Những thay đổi về dịch tiết âm đạo xảy ra khi uống thuốc là do tăng hoặc giảm sự bôi trơn của âm đạo hoặc thay đổi tính chất của dịch tiết. Nếu thuốc gây khô âm đạo hạn chế trong quan hệ tình dục nên sử dụng chất bôi trơn để "chuyện ấy" thoải mái hơn.

Những thay đổi này thường không có hại, nhưng khi có những thay đổi về màu sắc hoặc mùi hãy cảnh giác với dấu hiệu của nhiễm trùng.

1.10. Thay đổi ở mắt

Một số nghiên cứu đã liên kết những thay đổi nội tiết tố do uống thuốc với sự dày lên của giác mạc ở mắt mà một số phụ nữ đeo kính áp tròng gặp phải. Nên nói chuyện với bác sĩ nhãn khoa nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về thị lực hoặc sự khó chịu khi đeo kính áp tròng.

2. Thuốc tránh thai nên được sử dụng như thế nào?
Trước khi bắt đầu uống thuốc tránh thai, hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn về loại thuốc tránh thai.

Thuốc tránh thai đường uống có dạng gói 21, 28 hoặc 91 viên để uống mỗi ngày một lần, mỗi ngày hoặc gần như mỗi ngày trong một chu kỳ đều đặn. Để tránh buồn nôn, uống thuốc tránh thai với thức ăn hoặc sữa. Uống thuốc tránh thai vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc một cách cẩn thận và yêu cầu bác sĩ hoặc dược sĩ giải thích bất kỳ phần nào bạn không hiểu. Uống thuốc tránh thai chính xác theo chỉ dẫn. Không uống nhiều hơn hoặc ít hơn, uống thường xuyên hơn hoặc dùng trong thời gian dài hơn so với chỉ định của bác sĩ.

Thuốc tránh thai đường uống có nhiều nhãn hiệu khác nhau. Các nhãn hiệu thuốc tránh thai khác nhau chứa các loại thuốc hoặc liều lượng khác nhau, được dùng theo những cách có chút khác nhau và có những rủi ro và lợi ích khác nhau. Hãy chắc chắn mình đang sử dụng nhãn hiệu thuốc tránh thai nào và thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng.

- Nếu dùng loại 21 viên, hãy uống 1 viên mỗi ngày trong 21 ngày và ngừng không dùng trong 7 ngày. Sau 7 ngày đó bắt đầu uống một vỉ thuốc mới.

- Nếu dùng loại 28 viên, hãy uống 1 viên mỗi ngày trong 28 ngày liên tiếp theo thứ tự được chỉ định. Bắt đầu vỉ mới vào ngày sau khi uống viên thứ 28. Các viên thuốc trong hầu hết loại 28 viên có thể có các màu khác nhau. Nhiều loại 28 viên có một số viên màu nhất định chứa lượng estrogen và progestin khác nhau, nhưng cũng có thể có những viên màu khác chứa thành phần không hoạt động hoặc chất bổ sung folate.

- Nếu dùng loại 91 ngày (13 tuần), hãy uống 1 viên mỗi ngày trong 91 ngày. Loại này chứa ba khay, bắt đầu với viên đầu tiên trên khay đầu tiên và tiếp tục uống 1 viên mỗi ngày theo thứ tự được chỉ định trên bao bì cho đến khi uống hết tất cả các viên trên tất cả các khay. Những viên thuốc có màu khác thường chứa một thành phần không hoạt động hoặc chúng có thể chứa một lượng estrogen rất thấp. Bắt đầu uống vỉ mới vào ngày hôm sau khi uống viên thứ 91.

Uống thuốc tránh thai thường được bắt đầu vào ngày đầu tiên hoặc ngày thứ năm của kỳ kinh nguyệt. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn liệu có cần sử dụng một phương pháp ngừa thai khác trong 7 đến 9 ngày đầu tiên uống thuốc tránh thai hay không.

Nếu mới sinh con, hãy đợi đến 4 tuần sau khi sinh mới bắt đầu uống thuốc tránh thai. Nếu đã vừa bỏ thai hoặc sảy thai, hãy nói chuyện với bác sĩ về thời điểm nên bắt đầu uống thuốc tránh thai.

Thuốc tránh thai đường uống sẽ chỉ hoạt động khi được uống thường xuyên. Tiếp tục uống thuốc tránh thai hàng ngày ngay cả khi bị đốm hoặc chảy máu, bị đau bụng hoặc không nghĩ rằng mình có khả năng mang thai. Đừng ngừng uống thuốc tránh thai mà không nói chuyện với bác sĩ.

Trước khi bắt đầu uống thuốc tránh thai, nên đi khám để được bác sĩ tư vấn về loại thuốc tránh thai và những phương pháp ngừa thai khác để bản thân có lựa chọn tốt nhất. Khi uống thuốc tránh thai nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào cần gặp bác sĩ chuyên khoa.

11/05/2023 14:47

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?