Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Nhiễm trùng nguy hiểm ở trẻ sinh non có thể có nguồn gốc từ đường ruột

Khoảng một nửa số trẻ sinh non có nguy cơ bị ít nhất một lần nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng trong 72 giờ sau khi sinh, và nguồn gốc gây bệnh là từ hệ vi sinh vật đường ruột của chính đứa trẻ.

Vì vi khuẩn phổ biến nhất trong các trường hợp nhiễm trùng máu cũng thường được thấy xuất hiện ở ruột, nên các nhà khoa học đã tiến hành tìm hiểu xem nhiễm trùng máu do vi khuẩn từ đường ruột hay do lây nhiễm từ bên ngoài.

Tác giả nghiên cứu, Giáo sư Gautam Dantas, chuyên gia bệnh học và miễn dịch học tại Đại học Y Washington ở St. Louis (Mỹ) cho biết: "Đây là nhóm dân số dễ bị tổn thương và thời điểm ngay sau sinh là thời điểm mà thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột hình thành lần đầu tiên. Lần tiếp xúc sớm với vi khuẩn này sẽ có thể định hình hệ vi sinh vật đường ruột trong suốt quãng đời còn lại của trẻ".

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu những trẻ sơ sinh được nhập viện vào các Khoa hồi sức tích cực sơ sinh của các bệnh viện: Bệnh viện Nhi St. Louis, Bệnh viện Nhi thuộc Đại học Oklahoma và Bệnh viện Nhi Norton ở Louisville (Mỹ).

Nhóm nghiên cứu đã phân tích toàn bộ trình tự bộ gen của chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng máu, đồng thời theo dõi các chủng vi khuẩn giống nhau trong phân của trẻ để từ đó xác định xem chủng vi khuẩn nào đã xâm nhiễm ruột trẻ sơ sinh trước khi trẻ bị nhiễm trùng máu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, giả thuyết cho rằng nhiễm trùng máu bắt nguồn từ đường ruột của trẻ là đúng với 58% số ca. Một số chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng máu đã lây truyền giữa các trẻ sơ sinh trong khoa hồi sức tích cực sơ sinh.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, ngay cả trong trường hợp môi trường được kiểm soát, vẫn có thể xảy ra sự lây truyền vi khuẩn, có thể lây nhiễm qua nhân viên bệnh viện hoặc lây nhiễm qua bề mặt tiếp xúc trong khoa hồi sức tích cực sơ sinh.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, ở khoa hồi sức tích cực sơ sinh, những trẻ bị nhiễm trùng máu có số loài vi khuẩn gây bệnh trong ruột nhiều hơn đáng kể trong hai tuần trước khi bị nhiễm trùng so với những trẻ sơ sinh không bị nhiễm trùng.

Nhiễm trùng nguy hiểm ở trẻ sinh non có thể có nguồn gốc từ đường ruột.

Nhóm nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi cũng đã nghiên cứu hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ sơ sinh đủ tháng và nhận thấy rằng những đứa trẻ này không gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, nhưng rõ ràng là loài vi khuẩn xâm nhiễm đường ruột trong vài tháng đến 3 năm đầu đời sẽ quyết định hệ vi sinh vật sau này trong ruột của trẻ. Điều này cho thấy, việc xem xét sớm hệ vi sinh vật đường ruột ở trẻ sinh non có thể cho phép chúng ta xác định được những trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng máu nguy hiểm".

Theo các chuyên gia, trẻ sinh non có nguy cơ nhiễm trùng cao do các cơ quan kém phát triển. Những trẻ sinh non thường được điều trị bằng kháng sinh dự phòng. Tuy nhiên, kháng sinh có thể gây nguy cơ phá vỡ hệ vi sinh vật đường ruột bằng cách tạo điều kiện cho các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh độc hại gia tăng số lượng.

"Kết quả nghiên cứu cho thấy, chúng ta cần phải quản lý tốt hơn cách sử dụng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh rất quan trọng, chúng ta cần nó để điều trị nhiễm trùng, nhưng cần cân nhắc cẩn thận xem nên sử dụng trong trường hợp nào và khi nào. Và chỉ nên sử dụng kháng sinh trong những trường hợp thực sự cần thiết" – các chuyên gia cho biết thêm.

 

 

07/05/2023 14:55

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?