Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Khi nào trẻ sơ sinh được xuất viện?

Dù sinh con tại cơ sở y tế cũng phải lưu ý tuân thủ đầy đủ các yêu cầu cần thiết trước khi quyết định cho trẻ sơ sinh và người mẹ xuất viện về nhà.

Điều kiện khi cho trẻ sơ sinh rời khỏi cơ sở y tế

Trẻ sơ sinh sau khi được sinh ra phải bảo đảm các tiêu chuẩn về chuyên môn cần thiết để có thể rời khỏi cơ sở y tế trở về nhà như:

Ảnh minh họa

Bệnh lý chính nếu có và các dấu hiệu sinh tồn đã ổn định.

Không có vấn đề gì khác cần phải lưu lại cơ sở y tế để điều trị.

Nhiệt độ cơ thể của trẻ ở mức bình thường, duy trì trong khoảng 36,5-37,4 độ C và các dấu hiệu sinh tồn đã ổn định.

Trẻ bú sữa mẹ tốt.

Nếu trẻ không có chỉ định bú sữa mẹ phải hướng dẫn người mẹ kiến thức và thực hành nuôi con bằng các phương pháp cho ăn thay thế.

Trẻ có chiều hướng khả năng tăng cân sau khi xuất viện.

Người mẹ có sự tự tin và có thể chăm sóc cho trẻ.

Trên thực tế, nếu vì hoàn cảnh đặc biệt, gia đình muốn trẻ sơ sinh và người mẹ xuất viện sớm hơn so với dự định của bác sĩ thì cơ sở y tế cần hướng dẫn cho người mẹ cách tiếp tục điều trị tại nhà theo đơn thuốc nếu đang điều trị một bệnh lý nào đó.

Ảnh minh họa

Nên có cam kết từ người mẹ xin ra viện sớm và thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời khuyến khích người mẹ nên đưa trẻ sơ sinh đi khám lại sau 1-2 ngày hoặc khám lại ngay khi có dấu hiệu bất thường. Cần liên hệ với nhân viên y tế địa phương để đề nghị tiếp tục theo dõi trẻ sơ sinh.

Thủ tục khi cho trẻ sơ sinh mắc bệnh rời khỏi cơ sở y tế

Khi cho trẻ sơ sinh mắc bệnh rời khỏi cơ sở y tế cần thực hiện các thủ tục cần thiết như:

Ảnh minh họa

Khám kỹ trẻ sơ sinh để bảo đảm chắc chắn rằng bệnh chính đã ổn định.

Có đầy đủ các tiêu chuẩn cho trẻ rời khỏi cơ sở y tế bảo đảm an toàn.

Thông báo cho gia đình biết về tình trạng bệnh của trẻ đã ổn định và quyết định cho rời khỏi cơ sở y tế do trẻ đã có đầy đủ các điều kiện cần thiết để ra viện.

Giải thích các quy định về thủ tục rời khỏi cơ sở y tế cho người mẹ hiểu và trả lời các câu hỏi nếu có của người mẹ.

Trường hợp đặc biệt phải giải quyết cho rời khỏi cơ sở y tế theo yêu cầu của gia đình và cần thông qua ý kiến lãnh đạo, phải có chữ ký xác nhận yêu cầu của gia đình vào bệnh án.

Cần hướng dẫn cho người mẹ và người nhà đi kèm khi cho trẻ sơ sinh rời khỏi cơ sở y tế các nội dung gồm:

Các thuốc đã cấp hoặc kê đơn thuốc để mua.

Hướng dẫn cách sử dụng để hoàn thành đợt điều trị tại nhà và hẹn khám lại.

Đồng thời hướng dẫn cho người mẹ cách chăm sóc, theo dõi trẻ sơ sinh tại nhà.

Khuyến khích cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, giữ ấm cho trẻ, phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm.

Ảnh minh họa

Đặc biệt lưu ý đối với các bà mẹ có vấn đề khó khăn về nuôi con bằng sữa mẹ, bị bệnh nặng, nhiễm HIV dương tính, có con lần đầu, có con ở tuổi vị thành niên hoặc người mẹ đơn thân...

Kiểm tra và hướng dẫn lịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh cho trẻ sơ sinh thực hiện lần tiếp theo.

Cuối cùng hoàn tất các thủ tục hành chính khi trẻ rời khỏi cơ sở y tế như viết và cấp giấy ra viện gồm đầy đủ những thông tin về chẩn đoán, hướng dẫn theo dõi và thời gian đến khám lại.

Nếu có thể viết tóm tắt quá trình bệnh, các xét nghiệm đã thực hiện, các laoị thuốc đã sử dụng với một số bệnh lý để tiện việc theo dõi cho các lần khám lại sau; đồng thời hoàn thành hồ sơ cho trẻ sơ sinh và sản phụ ra viện.

Lời khuyên của thầy thuốc

Một số trường hợp trẻ sơ sinh sau khi sinh ra theo nguyện vọng của người mẹ và gia đình được rời khỏi cơ sở y tế sớm trở về nhà để có điều kiện thuận tiện trong việc chăm sóc, nhất là trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt hoặc quá khó khăn.

Tuy nhiên, cần lưu ý dù bất cứ trường hợp nào, trẻ sơ sinh và cả sản phụ phải bảo đảm sự an toàn với các quy định cũng như thủ tục cần thiết đã nêu ở trên.

Nếu không bảo đảm các yêu cầu, cơ sở y tế phải tư vấn, khuyến khích người mẹ và gia đình phải lưu lại cơ sở y tế một thời gian để theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Đặc biệt là đối với trẻ có biểu hiện bệnh lý sơ sinh nhằm tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

21/04/2022 15:09

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?