Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Sử dụng dầu ôliu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Dầu ôliu từ lâu đã được là rất tốt cho sức khỏe, da và tóc. Không những dùng để cho vào khẩu phần ăn, dầu ôliu còn sử dụng để mát xa cho trẻ.

Dầu ôliu là một loại chất béo thu được bằng việc xử lý quả ôliu, quả của một loại cây truyền thống ở vùng Địa Trung Hải có tên là olea europaea.

Ảnh minh họa

Dầu ôliu được sản xuất bằng phương pháp cơ học, có nghĩa là sẽ không có bất cứ loại hóa chất nào được xử lý thêm vào sẽ được gọi là dầu ôliu nguyên chất.

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của dầu ôliu

Một thìa canh dầu ôliu có chứa:

Calo: 119

Chất béo: 13,5g

Carbohydrate: 0

Chất béo bão hòa: 2g

Chất xơ: 0

Protein: 0

Vitamin E: 1,8mg

Vitamin K: 8,1 microgam

Tác dụng của dầu ôliu đối với sức khỏe của trẻ

Ảnh minh họa

Giúp giảm các hội chứng tăng động giảm chú ý

Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ngày nay đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Nguyên nhân của hội chứng này hiện chưa được biết rõ hoàn toàn. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy dầu ôliu được cho là có thể giúp trẻ đối phó với các triệu chứng của hội chứng này một cách tốt hơn.

Dự phòng các bệnh tim mạch và ung thư

Dầu ôliu có chứa các loại polyphenol, một chất chống ôxy hóa tự nhiên có thể làm giảm lượng triglyceride trong cơ thể và duy trì sức khỏe tim mạch. Các polyphenol cũng có thể sửa chữa các mô đã bị tổn thương và làm giảm nguy cơ ung thư.

Củng cố sự phát triển của não bộ. Dầu ôliu có chứa rất nhiều axit omega, do vậy dầu ôliu là một cách tuyệt vời để củng cố sự phát triển não bộ của trẻ.

Giàu vitamin

Trẻ nhỏ cần vitamin để duy trì sức khỏe cũng như để phát triển. Dầu ôliu có chứa rất nhiều loại vitamin, bao gồm vitamin A, B, E và D. Vitamin A giúp giữ cho đôi mắt trẻ khỏe mạnh, vitamin nhóm B giúp ích cho sự phát triển của não bộ trong khi vitamin D giúp giữ xương chắc khỏe.

Giúp da và tóc luôn khỏe

Dầu ôliu có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa bao gồm squalene, giúp giữ da và tóc của trẻ luôn khỏe mạnh.

Giàu calo

Dầu ôliu rất giàu calo và có thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng hàng ngày của trẻ.

Giảm nguy cơ béo phì

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những trẻ em có chế độ ăn chứa dầu  ôliu sẽ ít bị béo phì hơn. Lợi ích này có được là do các loại axit béo có lợi có trong dầu ôliu.

Ảnh minh họa

Đó là một vài lợi ích của dầu ôliu nếu được bổ sung vào chế độ ăn. Hiện nay, còn có một số loại dầu ôliu được sản xuất dành riêng cho trẻ em. Bạn có thể bắt đầu sử dụng dầu ôliu để nấu ăn cho trẻ ngay khi trẻ vừa đủ 6 tháng tuổi.

Sử dụng dầu ôliu cho trẻ em như thế nào?

Với trẻ nhỏ, nếu bác sĩ cho phép có thể thêm dầu ôliu vào chế độ ăn của trẻ ngay khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Bạn có thể thêm một thìa dầu ôliu vào món ăn dặm của trẻ, đây cũng là cách tốt để trẻ làm quen với một món ăn mới.

Ảnh minh họa

Dầu ôliu cho trẻ tập đi và trẻ lớn

Có thể nấu bữa ăn hàng ngày của trẻ lớn với dầu ôliu. Trẻ ở độ tuổi đi học thường rất thích những món ăn chiên rán. Nếu dùng dầu ôliu sẽ khiến cho những món ăn chiên rán đó tốt cho sức khỏe hơn một chút. Bạn cũng có thể sử dụng dầu ôliu khi nướng bánh hoặc dùng tinh dầu ôliu nguyên chất trong món salad.

Có thể dùng làm thuốc, dầu gội đầu

Dầu ôliu còn có thể được sử dụng để làm dầu mát xa cho trẻ nhỏ, có tác dụng dưỡng ẩm, tái tạo lại lớp mô chết, duy trì làn da của trẻ luôn mịn màng và khỏe mạnh. Với những trẻ bị hăm tã, dùng dầu ôliu thoa vào vùng da bị hăm tã cũng có thể làm dịu vùng da này.

Dầu ôliu được sử dụng như một loại dầu gội đầu cho trẻ nhỏ để làm giảm chứng viêm da tiết bã tại da đầu của trẻ. Sau khi gội đầu và mát xa da đầu bị viêm da tiết bã của trẻ với dầu ôliu, nên gội lại một lần với dầu gội loại nhẹ và nước ấm. Nếu trẻ bị viêm da tiết bã tại da đầu nặng, có thể ủ dầu ôliu trên tóc và da đầu trẻ qua đêm.

Dầu ôliu khi được phối hợp với tinh dầu hương thảo, khuynh diệp, bạc hà, dùng để xoa ngực và lưng cho trẻ nhỏ có thể giúp làm dịu các cơn ho và giúp trẻ ngủ ngon hơn.

20/04/2022 17:57

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?