Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Những nguyên nhân gây táo bón sau sinh và cách khắc phục

Táo bón là hiện tượng phổ biến sau khi sinh xảy ra vì nhiều lý do. Hầu hết, táo bón sau sinh là tạm thời và dễ giải quyết..

Táo bón là đi tiêu ít hơn ba lần một tuần và ít thường xuyên hơn so với thói quen đi vệ sinh bình thường. Tình trạng này có thể kéo dài trong một tuần hoặc lâu hơn cho đến khi hệ thống đào thải của cơ thể hoạt động trở lại.

Phụ nữ sau sinh thường ít vận động, nằm một chỗ, lại hay bị căng thẳng, nhất là với những người lần đầu làm mẹ làm ức chế nhu động ruột và gây táo bón.

1. Nguyên nhân gây táo bón sau sinh

Theo BS. Nguyễn Tuấn Anh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương, táo bón thường là hiện tượng bình thường nhưng gây khó chịu, có thể do một số yếu tố liên quan đến những gì đang xảy ra với cơ thể trước, trong và sau khi sinh gây ra.

Phụ nữ sau sinh bị táo bón do nhiều nguyên nhân.

Các nguyên nhân phổ biến gây táo bón sau sinh bao gồm:

Sinh mổ: Có thể mất từ 3 đến 4 ngày để hệ thống tiêu hóa bắt đầu hoạt động bình thường trở lại sau ca sinh mổ.

Tổn thương cơ vòng hậu môn hoặc cơ sàn chậu: Việc kéo căng xảy ra trong quá trình chuyển dạ và sinh nở có thể khiến cơ thể khó cử động ruột.

Cơ thể mất nước: Thiếu nước trong cơ thể có thể xảy ra do không uống nước trong quá trình chuyển dạ hay nếu bị nôn hoặc mất máu, làm chậm quá trình đào thải của cơ thể.

Thay đổi nội tiết tố: Những thay đổi nội tiết tố, bắt đầu khi đang mang thai và điều chỉnh nhanh chóng ngay sau khi sinh, có thể làm chậm chức năng ruột.

Bổ sung sắt: Nếu bị thiếu máu sau sinh con thường bổ sung sắt cơ thể tạo ra nhiều tế bào hồng cầu hơn trong vài ngày làm chậm quá trình đi ngoài gây táo bón nên cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống và lượng nước uống.

Đau đáy chậu: Nếu bị đau ở vùng đáy chậu sau khi rạch tầng sinh môn hoặc do bệnh trĩ sau sinh, do căng (hoặc rách) trong khi sinh gây đau. Điều này có thể khiến vô thức hoặc cố ý tránh rặn dù chỉ một chút khi bạn thực sự cần đi, do đó táo bón có thể không phải là vấn đề về thể chất mà là vấn đề về tinh thần.

Việc siết chặt các cơ vòng ở mông cũng có thể xảy ra mà bạn không nhận ra. Phản ứng vật lý tự nhiên này có thể dẫn đến táo bón.

Sử dụng thuốc giảm đau hoặc gây tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ: Thuốc gây tê làm chậm quá trình tiêu hóa.

2. Điều trị táo bón sau sinh

Bác sĩ Tuấn Anh cho biết, tùy thuộc vào nguyên nhân để điều trị, chứng táo bón có thể sẽ hết trong vòng vài ngày đến một tuần sau khi sinh. Nếu bị táo bón, bác sĩ cho dùng thuốc làm mềm phân sau khi sinh. Ngoài sử dụng thuốc, BS. Tuấn Anh gợi ý các biện pháp khắc phục tại nhà:

Uống nhiều nước: Cố gắng uống 8 đến 10 ly mỗi ngày có thể là nước ấm hay trà thảo dược đều rất tốt khi bị táo như trà hoa cúc, trà bồ công anh, trà rễ cam thảo... Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ thêm vào chế độ ăn uống sẽ hấp thụ lượng nước uống vào. Điều này làm cho phân mềm hơn và dễ đi ngoài hơn.

Đừng bỏ qua cảm giác muốn đi cầu: Dù có thể sợ đau, nhưng việc nhịn đại tiện sẽ khiến phân cứng hơn. Cố gắng đi tiêu khi cảm thấy muốn nhưng đừng rặn mạnh vì có thể gây ra bệnh trĩ.

Ăn uống đầy đủ: Thực phẩm giàu chất xơ có thể là biện pháp bảo vệ tốt nhất. Các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì nguyên hạt, gạo lứt, đậu, trái cây và rau tươi là những thực phẩm giàu chất xơ tuyệt vời giúp hệ tiêu hóa vận động.

Vận động nhẹ: Sau sinh mổ thường thấy đau nhưng đi bộ chậm, nhẹ nhàng có thể giúp đi ngoài tốt hơn.

Giữ tâm lý thoải mái, thư giãn: Giữ cho mình một tâm lý thoải mái, tránh stress bằng việc nghe nhạc, nghỉ ngơi, đi bộ…

Nếu có thể, phụ nữ sau sinh có thể vật lý trị liệu vùng chậu từ 4 đến 6 tuần.

Táo bón sau sinh là một vấn đề phổ biến đối với các bà mẹ mới sinh. Tất cả những thay đổi trong cơ thể khi mang thai và sinh nở có thể mất một thời gian để điều chỉnh lại sau khi sinh con. Hầu hết táo bón sau sinh sẽ tự khỏi, có thể chỉ cần những thay đổi nhỏ đối với chế độ ăn uống và kế hoạch tập thể dục hàng ngày. Nếu sau một vài tuần, vẫn chưa thấy thuyên giảm, hãy liên hệ với bác sĩ để có thể dừng hoặc thay đổi một số loại thuốc để giúp thoát khỏi táo bón.

28/05/2023 16:30

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?