Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Hội chứng rung lắc ở trẻ em nguy hiểm thế nào?

Hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ dễ xảy ra khi trẻ bị người chăm sóc lắc một cách thô bạo. Cần nghĩ tới hội chứng này khi trẻ có những dấu hiệu bất thường.

1. Trẻ bị xuất huyết não nghi do nhiều người bế ẵm rung lắc

Ngày 24/1/2023, Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận một bệnh nhi 4 tháng tuổi bị xuất huyết não nghi do hội chứng rung lắc. Trước đó, theo lời người nhà, ngày 23/1, bé có hiện tượng ngủ li bì, bú kém và thở nấc. Người nhà cho biết, bé sinh thường đủ tháng, không sặc sữa, ngủ bằng nôi không rung lắc mạnh, không có tiền sử té ngã. Tuy nhiên, trước khi nhập viện 2 ngày, bé được mẹ đưa đi chơi, được nhiều người bồng bế và rung lắc bé.

Kết quả xét nghiệm, chụp CT scan sọ não cho thấy, bé bị thiếu máu trung bình, xuất huyết dưới nhện rải rác 2 bán cầu não, tụ máu dưới màng cứng diện mỏng vùng thái dương - chẩm 2 bên, phù não. Bệnh nhi được chẩn đoán xuất huyết não nghi do hội chứng rung lắc. May mắn, sau thời gian điều trị tích cực, trẻ tỉnh, được cai máy thở, rút ống nội khí quản, trẻ tỉnh táo, bú tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định hoàn toàn và ra viện.

Hình ảnh chụp từ camera ghi lại thời điểm bảo mẫu V.K.C có những hành động rung lắc trẻ.

Tối ngày 31/5, Công an quận Hoàng Mai, Hà Nội đã tạm giữ nữ bảo mẫu V.K.C. (21 tuổi, quê Nam Định) để làm rõ nghi vấn có hành vi bạo hành bé gái 1 tháng tuổi sau trình báo của gia đình cháu bé ở một căn hộ thuộc chung cư HH2C Linh Đàm (phường Hoàng Liệt). Trong đoạn clip từ camera của gia đình ghi lại cho thấy hình ảnh một phụ nữ bế một trẻ nhỏ ngồi trên giường có hành vi liên tục bế thốc và lắc lư mạnh, đặt mạnh cháu bé nằm xuống giường khiến cháu bé khóc thét.

Theo ThS.BS. Lê Quang Dương – Giám đốc Trung tâm Phát triển Sức khỏe Bền vững: Đối với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh việc chăm sóc phải vô cũng cẩn trọng, tỉ mỉ bởi cơ thể trẻ còn rất non nớt. Những hành động mạnh dù vô tình, vô ý cũng khiến trẻ bị nguy hiểm, đặc biệt những hành vi cố ý tác động xấu đến thân thể trẻ trong cơn tức giận, căng thẳng… càng khiến trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi trẻ bị lắc thô bạo có thể gây phù nề và xuất huyết não, dẫn đến tổn thương não, để lại di chứng suốt đời và thậm chí tử vong.

2. Hội chứng rung lắc ở trẻ là gì?

ThS. BS. Lê Quang Dương cho biết, những hành vi của nữ bảo mẫu V.K.C có thể khiến trẻ bị "Hội chứng trẻ bị lắc" (Hội chứng rung lắc ở trẻ). Đây là một loại chấn thương não xảy ra khi trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị rung lắc mạnh, có thể gây phù nề và xuất huyết não trẻ. Ngoài ra trẻ có thể bị tổn thương ở mắt, cổ và cột sống.

Đầu của trẻ sơ sinh có tỷ trọng lớn so với phần còn lại của cơ thể. Khi trẻ bị rung lắc, tổ chức não di chuyển trong hộp sọ, có thể va đập vào thành hộp sọ, dẫn đến chấn thương, phù nề, xuất huyết não, và xuất huyết võng mạc. Ngoài ra, khi trẻ bị rung lắc có thể dẫn đến hiện tượng giảm hoặc ngừng thở, gây ra hiện tượng thiếu ô-xy cũng dẫn đến tổn thương não.

Hội chứng rung lắc ở trẻ thường xảy ra nhất khi cha mẹ hoặc người chăm sóc căng thẳng hoặc tức giận vì em bé khóc dẫn đến hành vi rung lắc trẻ thô bạo. Các thương tích có thể dẫn đến tổn thương não, tàn tật vĩnh viễn và tử vong thậm chí chỉ sau thời gian rung lắc ngắn.

BS. Dương cho biết thêm, đôi khi cha mẹ hoặc người chăm sóc chỉ nghĩ rằng, khi thấy trẻ khóc lâu nên rung lắc trẻ sẽ làm cho trẻ ngừng khóc. Với trẻ sơ sinh, khóc là một hành vi bình thường và có lúc trẻ sơ sinh khóc không thể dỗ được nhưng người chăm sóc trẻ tuyệt đối không bao giờ được lắc, đánh hoặc ném trẻ.

3. Nguyên nhân gây ra hội chứng rung lắc ở trẻ?
Hội chứng rung lắc ở trẻ gây ra các vấn đề nghiêm trọng.

Khi lắc trẻ một cách thô bạo hay đánh vào đầu trẻ, cố tình ném hay thả mạnh trẻ xuống cũng có thể gây ra tình trạng này. Lắc hoặc đánh một đứa trẻ có thể khiến não của chúng lắc qua lắc lại bên trong hộp sọ.

Não trẻ em mềm hơn và dây chằng yếu hơn. Cơ cổ của chúng chưa phát triển đầy đủ. Ngoài ra, đầu của chúng to và nặng so với phần còn lại của cơ thể. Những cơn rung lắc dữ dội làm rách mạch máu, dây thần kinh và mô của đứa trẻ, khiến não sưng lên, phù nề và chảy máu.

4. Hội chứng rung lắc ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Hội chứng trẻ bị lắc có thể gây ra các vấn đề y tế nghiêm trọng như:

Tụ máu dưới màng cứng: Một tập hợp máu giữa bề mặt não của trẻ và màng cứng bên ngoài bao quanh não. Điều này có thể xảy ra khi các tĩnh mạch nối não của trẻ với màng cứng bị kéo căng quá mức, gây rách và chảy máu.

Xuất huyết dưới nhện: Chảy máu giữa não của trẻ và màng nhện (màng giống như mạng nhện bao quanh não trẻ).

Chấn thương não trực tiếp: Điều này có thể xảy ra khi não của trẻ đập vào các bề mặt bên trong hộp sọ của chúng.

Tổn thương não: Tổn thương não có thể do thiếu oxy nếu trẻ ngừng thở khi lắc.

Tổn thương tế bào não: Điều này có thể xảy ra khi các tế bào thần kinh bị tổn thương giải phóng các hóa chất làm tăng thêm tình trạng thiếu oxy cho não trẻ.

Xuất huyết võng mạc: Chảy máu ở phía sau võng mạc của trẻ.

Tổn thương cổ và tủy sống: Tổn thương dây thần kinh cột sống cổ của trẻ.

Gãy xương: Điều này có thể bao gồm gãy xương sọ cũng như gãy xương sườn, xương đòn, cánh tay và chân của trẻ.

5. Các triệu chứng của hội chứng rung lắc ở trẻ

Các dấu hiệu có thể xuất hiện ngay sau khi trẻ vừa bị lắc. Các dấu hiệu thường đạt đến đỉnh điểm trong vòng bốn đến sáu giờ.

Trẻ bị lắc có thể bị chấn thương não, các dấu hiệu nghiêm trọng ngay lập tức của hội chứng trẻ bị lắc bao gồm bất tỉnh, co giật và sốc. Ngoài ra, còn có các triệu chứng sau:

  • Không cười, lảm nhảm
  • Cực kỳ cáu kỉnh.
  • Nôn mửa.
  • Chán ăn
  • Khó thở.
  • Mệt mỏi, lười vận động hoặc không tỉnh táo
  • Da nhợt nhạt hoặc xanh.
  • Vết bầm tím trên cánh tay hoặc ngực.
  • Đầu hoặc trán to hơn bình thường
  • Một điểm mềm phình ra trên đỉnh đầu
  • Không thể ngẩng đầu lên.
  • Đồng tử giãn ra
  • Không có khả năng tập trung hoặc theo dõi chuyển động bằng mắt.
  • Run rẩy
  • Hôn mê.
6. Điều trị và phòng ngừa hội chứng rung lắc ở trẻ
Cần bỏ thói quen rung lắc, tung người khi chơi đùa với trẻ vì dễ khiến trẻ gặp nguy hiểm.

BS. Dương nhấn mạnh, nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của hội chứng rung lắc, trẻ cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Đối với những trường hợp nhẹ, trẻ có thể cần dùng thuốc và theo dõi tại bệnh viện. Những trường hợp nghiêm trọng hơn, việc điều trị có thể bao gồm hỗ trợ hô hấp, tiến hành phẫu thuật.

Để phòng ngừa trẻ bị hội chứng rung lắc ở trẻ, cần bỏ thói quen rung lắc, tung người khi chơi đùa với trẻ. Khi cha mẹ cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt hãy nhờ người thân trong gia đình đảm nhận việc chăm em bé để được nghỉ ngơi. Nếu không ai giúp chăm sóc, hãy đặt bé an toàn vào nôi và rời khỏi phòng trong vài phút để bình tĩnh lại. Hãy nhớ rằng, khóc sẽ không làm trẻ đau, nhưng rung lắc mạnh sẽ làm trẻ đau và nguy hiểm.

Cha mẹ và những người chăm sóc trẻ giữ trẻ cần phải biết về sự nguy hiểm của việc lắc trẻ. Không ở gần trẻ, không chăm trẻ khi tinh thần căng thẳng, tức giận. Những gia đình nhờ người chăm sóc trẻ cần tìm hiểu kỹ người chăm sóc trẻ một cách cẩn thận. Đừng bao giờ để trẻ cho người chăm sóc mà không hoàn toàn tin tưởng.

 

04/06/2023 10:44

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?