Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Dinh dưỡng cho trẻ từ 7 tháng tuổi

Đối với sự phát triển của bé 7 tháng tuổi, mẹ nên chăm sóc cho con ăn những gì, ăn như thế nào mới đúng và đủ để bé có thể phát triển khỏe mạnh?

Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi về chiều cao, cân nặng

Khi trẻ sơ sinh được 7 tháng tuổi, bé bắt đầu tăng trưởng cả về chiều cao lẫn cân nặng. Tuy nhiên, nhiều mẹ không biết trẻ 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg và lo lắng không biết con mình có bị nhẹ cân hay không.

Ảnh minh họa

Giai đoạn này, đối với bé trai 7 tháng, cân nặng khoảng 7,4 - 9,2 kg và chiều cao trung bình từ 67 - 71 cm, còn bé gái thì nặng từ 6,8 - 8,6 kg và cao khoảng 65 - 69 cm. Khác với giai đoạn trước, tốc độ tăng trưởng của bé từ tháng thứ 7 trở đi sẽ chậm hơn, chỉ còn tăng khoảng 0,4 - 0,7 kg mỗi tháng.

Bé được 7 tháng tuổi đã bắt đầu thể hiện tình cảm và cảm xúc một cách rõ ràng hơn. Chẳng hạn, bé bắt đầu tỏ ra không thích bị “kiểm soát” mọi thứ từ việc ăn uống, vui chơi, ngủ nghỉ…

Bé không ngại biểu lộ sự vui mừng, cáu kỉnh hay khó chịu khi thích/ không thích điều gì đó. Tuy nhiên, bố mẹ đừng lấy làm phiền lòng, vì điều này chứng tỏ con yêu đang phát triển bình thường về cảm xúc.

Hầu hết trẻ 7 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng, khi đó bé thường khó chịu và hay bị sốt. Bé mọc răng sẽ bị đau lợi kèm theo triệu chứng lười ăn, mệt mỏi và hay tỏ ra quấy khóc, cáu gắt. Nhiều trường hợp bé mọc răng cũng có thể bị sụt cân hoặc tiêu chảy kéo dài. Vì vậy, mẹ cần chăm sóc bé kỹ lưỡng hơn, gần gũi bé nhiều hơn và đặc biệt chú ý chế độ ăn uống để bé quên sự khó chịu khi mọc răng.

Trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì?

Từ giai đoạn 7 tháng tuổi trở đi, phản ứng cơ thể bé sẽ linh hoạt hơn, hệ cơ và hệ xương cũng phát triển, cứng cáp hơn. Do đó, sự vận động của trẻ cũng phong phú hơn.

Ảnh minh họa

Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, bé đã có thể tự ngồi vững hơn. Bé tỏ ra rất thích thú với việc được ngồi ở ghế tập đi trò chuyện cùng mẹ hay tự chơi những món đồ chơi thú vị. Bé cũng thích tự vứt đồ chơi ra chỗ khác, rồi lại tìm cách di chuyển để lấy được món đồ đó. Điều này có nghĩa là bé yêu đã thích vận động hơn và đã sẵn sàng cho động tác bò, trườn.

Nhiều bé 7 tháng tuổi cũng có thể đứng thẳng được nếu có bố mẹ giữ bằng 2 tay. Đôi chân nhỏ xinh của bé lúc này đã cứng cáp hơn. Bố mẹ hãy hỗ trợ để giúp bé tập đứng vững hơn nữa.

Bên cạnh đó, đôi tay của bé cũng dần linh hoạt hơn khi được 7 tháng tuổi. Không chỉ cầm nắm được các đồ chơi mà bé còn thích tự mình bốc thức ăn cho vào miệng. Bé muốn mẹ hiểu là mình đã “lớn” và muốn tự do, thoải mái làm những điều mình thích.

Đồng thời, bố mẹ sẽ cảm thấy vô cùng thích thú khi bé yêu biết nhún nhảy theo điệu nhạc. Những giai điệu vui tươi, sôi động sẽ khiến bé cảm thấy phấn khích. Điều này cũng có nghĩa là thính giác và trí não bé đã phát triển đầy đủ, do đó bé cũng cảm nhận được âm nhạc nhiều hơn.

Cho trẻ 7 tháng ăn dặm như thế nào cho đúng?

Một trong những điều mà cha mẹ cần lưu ý khi cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm đó là trẻ cần phải đảm bảo vẫn nhận được đủ lượng sữa (sữa mẹ/sữa công thức) trong một ngày. Thực chất, việc ăn dặm trong giai đoạn này mới chỉ là để tập luyện dần, còn nguồn dinh dưỡng chủ yếu mà con có được vẫn là từ sữa.

Ảnh minh họa

Mặt khác, các mẹ cũng nên chú ý quan sát xem con có hứng thú với loại thực phẩm nào để bổ sung kịp thời cho bé. Nếu cho con ăn những món hợp khẩu vị, bé sẽ thích thú và ăn nhiều hơn. Hãy cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ từ, cho trẻ 1 khoảng thời gian để có thể thưởng thức và khám phá những món ăn.

Đồng thời, cha mẹ đừng nên lo lắng nếu trẻ 7 tháng tuổi biếng ăn. Không nên bắt trẻ phải tuân theo bất kì một lịch ăn uống cụ thể nào. Trẻ sẽ được tự do ăn tới khi nào cần, nếu bé có những dấu hiệu không muốn ăn nữa thì mẹ nên dừng lại ngay.

Khi cho con ăn dặm, cha mẹ nên chú ý quan sát thật kỹ những dấu hiệu của trẻ. Nếu như bé cố rướn tới cái thìa mẹ đang cầm hoặc há miệng to tức là bé đang muốn ăn thêm.

Trong trường hợp trẻ quay đầu, lắc đầu, ngậm chặt miệng hoặc quấy khóc khi mẹ cho ăn thì có nghĩa là chúng không muốn ăn nữa. Cha mẹ đừng bận tâm lo lắng nếu trẻ không ăn hết lượng thức ăn đã chuẩn bị sẵn và cũng không nên ép trẻ phải “ăn cố thêm một miếng nữa” khi trẻ đã muốn dừng lại.

Nên cho trẻ 7 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Cho trẻ 7 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ trong giai đoạn ăn dặm cũng rất quan trọng. Ở giai đoạn này, bố mẹ có thể chia làm 3 bữa mỗi ngày (sáng, trưa và xế chiều), đồng thời đan xen thêm những đồ ăn vặt phụ.

Ảnh minh họa

Sữa vẫn là món ăn không thể thiếu của bé 7 tháng tuổi, vì đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé (bé cần uống khoảng 700 - 900 ml sữa mỗi ngày). Khoảng 2 tháng sau đó, khi đã cứng cáp hơn, trẻ có thể tự bốc đồ ăn hoặc ăn cùng với gia đình.

Nếu mẹ chưa biết trẻ 7 tháng tuổi ăn được những gì thì đây là một số thực phẩm mà mẹ nên cho trẻ ăn:

Đầu tiên, cha mẹ cho bé ăn các món chính bao gồm những loại thực phẩm như: Thịt/ cá/ trứng/ đậu (đỗ)/ các loại hạt (ngũ cốc). Tiếp đến là những loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột như: Cơm, bắp, khoai hoặc mì và cuối cùng là các loại rau xanh như cải bẹ xanh, rau ngót, súp lơ…

Mỗi bữa, nếu có điều kiện cha mẹ có thể cho bé ăn dặm từ 2 món trở lên để bé thỏa thích lựa chọn và tăng sự thích thú. Thực phẩm cho trẻ 7 tháng tuổi phải cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm chất đạm, chất béo và tinh bột.

Bên cạnh đó, trong chế độ ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi, bố mẹ nên chú ý bổ sung các loại rau củ, quả với các chất khoáng, vitamin cần thiết cho sự phát triển của con. Sau khi cho trẻ ăn xong, cha mẹ có thể cho bé dùng thêm nước ép hoa quả, sữa chua hoặc bánh pudding tráng miệng.

Những lưu ý về cách chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm

Trước hết, bố mẹ hãy lựa một trong các loại thức ăn trên rồi cho trẻ nếm thử từng chút một. Nếu trẻ chịu ăn món nào thì có thể cho trẻ ăn tăng dần món đó từ ít đến nhiều.

Mẹ lưu ý tuyệt đối không cố gắng đút muỗng thức ăn quá sâu vào miệng trẻ, vì như vậy dễ gây nhợn, ói và làm trẻ có cảm giác sợ hãi khi bị ép ăn. Bên cạnh đó, trẻ cần từ 3 - 5 ngày để có thể làm quen với một loại thức ăn mới.

Nếu trẻ chống cự, quấy khóc, không chịu ăn, bố mẹ có thể dùng cách khác. Thay vì dùng muỗng cho ăn, bố mẹ hãy thử lấy ngón tay sạch quẹt thức ăn đút vào miệng cho trẻ nuốt. Nếu vẫn không thành công, hãy tạm lùi thời gian tập ăn lại khoảng 1-2 tuần, không nên cưỡng ép trẻ vì như vậy chỉ khiến trẻ càng biếng ăn hơn.

Khi trẻ đã quen dần với một loại thức ăn, bố mẹ hãy tập cho trẻ nếm thử loại mới cũng với cách tương tự như trên. Dần dần, khi trẻ đã quen với nhiều mùi vị món ăn thì mẹ nên tăng dần độ đặc của thức ăn. Nếu trẻ có đi tiêu hơi lỏng, màu sắc có khác trước chút ít nhưng trẻ vẫn khỏe, vẫn chơi bình thường thì cũng yên tâm tiếp tục cho trẻ ăn theo dự định.

Bố mẹ chỉ nên tập cho trẻ ăn đủ lượng thức ăn trong mỗi bữa khi trẻ đã ăn giỏi. Tuy nhiên, phải tuân thủ nguyên tắc kéo dài từ 3 - 5 ngày để cho trẻ làm quen dần với món ăn mới. Đồng thời, bố mẹ cũng có thể phát hiện kịp thời loại thức ăn nào gây dị ứng cho trẻ để biết mà loại trừ.

Ngoài thực ăn dặm (ăn bổ sung), nếu chưa biết trẻ 7 tháng tuổi nên ăn gì, cha mẹ nên cho trẻ uống thêm nước trái cây hoặc ăn các loại trái cây đã chín, tán nhuyễn. Bên cạnh đó, mẹ nhớ chú ý duy trì việc cho trẻ bú sữa mẹ, khoảng 600 -700ml/ 24h.

Mặt khác, bố mẹ cũng không nên nêm cho gia vị vào thức ăn dặm để bảo vệ thận của bé. Khi nấu cháo, để đảm bảo độ đặc của cháo, mẹ nên tuân theo tỉ lệ 1:7, tức là cứ 10g gạo thì cần đổ thêm 70ml nước. Bố mẹ nên nấu cháo cho trẻ với các loại thịt, cá, tôm, rau, củ quả… kết hợp với thay đổi cách chế biến thường xuyên để đa dạng bữa ăn và làm phong phú khẩu vị của bé.

Ảnh minh họa

Đừng quên nhóm chất béo khi chế biến món ăn cho bé. Hơn nữa, món trứng cho trẻ phải được nấu chín hoàn toàn, không để “lòng đào” vì có thể khiến đường ruột của bé bị nhiễm khuẩn.

Kết luận

Trong giai đoạn trẻ 7 tháng tuổi, cho dù đã đến lúc trẻ ăn dặm nhưng sữa mẹ vẫn giữ một vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, dù đã biết cách chăm sóc bé 7 tháng tuổi như cho trẻ ăn dặm và tự tin nấu các món ăn hấp dẫn cho con, nhưng mẹ hãy bổ sung đầy đủ lượng sữa cần thiết cho đến khi bé tròn 1 tuổi.

01/05/2022 16:22

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

BS Nguyễn Lê Thanh

Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Thu Phương

Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

BS. Nguyễn Ngọc Sáng

Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

ThS. Lê Hồng Dũng – Trưởng khoa Hóa thực phẩm – Viện Dinh dưỡng

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng

Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Bích Ngọc

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Anh Vũ

Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

BS. Lê Thị Loan – Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh dưỡng

Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Thiên Châu

Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Quỳnh Mai

Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.