Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Chăm sóc mẹ và bé ngày đầu sau sinh

Việc chăm sóc mẹ và bé sau khi sinh phải được thực hiện tốt với các mốc thời gian quy định gồm ngày đầu sau sinh, tuần đầu sau sinh và 6 tuần đầu sau sinh.

Trong 2 giờ đầu, sản phụ vẫn còn nằm ở phòng sinh, nếu mẹ và con đều bình thường, vẫn để cho con nằm tiếp xúc da kề da trên bụng mẹ và hướng dẫn bà mẹ cách cho con bú; theo dõi thể trạng người mẹ, mạch, huyết áp, co hồi tử cung, tình trạng ra máu tại các thời điểm mỗi 15 phút một lần trong 2 giờ đầu.

Ảnh minh họa

Đối với trẻ sơ sinh, cần giữ ấm cho trẻ ở nhiệt độ phòng từ 26 đến 280C, không có gió lùa; nếu trẻ tự thở tốt, đặt trẻ tiếp xúc da kề da trên ngực mẹ, đội mũ và phủ khăn cho cả hai mẹ con.

Lưu ý khi theo dõi tuần đầu sau sinh

Sau khi trẻ hoàn thành bước bú đầu tiên mới tiến hành thực hiện chăm sóc thường quy như khám toàn thân, chăm sóc rốn và mắt, tiêm vitamin K1, tiêm vắc xin viêm gan B và BCG; theo dõi tình trạng thở, trương lực cơ, màu sắc da, nhịp tim, toàn trạng, thân nhiệt, tiêu hóa... cứ mỗi 15 đến 20 phút một lần trong 2 giờ đầu.

Ảnh minh họa

Lưu ý khi theo dõi, chăm sóc mẹ và con phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh ở mức tối đa bằng cách rửa tay với nước sạch và xà phòng trước và sau mỗi lần chăm sóc; dụng cụ chăm sóc phải vô khuẩn, không dùng chung cho các sản phụ hoặc trẻ sơ sinh khác; tã, áo, khăn, đồ dùng cho mẹ và con phải khô, sạch.

Một số tình huống bất thường có thể xảy ra cần được xử trí kịp thời cho người mẹ trong các trường hợp như: Mạch nhanh trên 90 lần mỗi phút, cần kiểm tra huyết áp, cầu an toàn, tình trạng ra máu. Huyết áp hạ với huyết áp tối đa dưới 90 mmHg cần xử trí sốc sản khoa. Tăng huyết áp với huyết áp tối đa trên 140mmHg hoặc tăng 30mmHg, huyết áp tối thiểu trên 90mmHg hoặc tăng 15mmHg so với trước, xử trí sản giật.

Khi theo dõi, chăm sóc mẹ và con phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh ở mức tối đa bằng cách rửa tay với nước sạch và xà phòng

Tử cung mềm, cao trên rốn cần xử trí đờ tử cung. Chảy máu trên 500ml và máu vẫn tiếp tục ra cần xử trí băng huyết sau khi sinh. Rách âm đạo, tầng sinh môn cần sắp xếp để khâu lại. Có khối máu tụ cần theo dõi để quyết định xử trí.

Đối với con, nếu phát hiện khó thở, ngừng thở, tím tái, cơ mềm nhão cần hồi sức thở, hồi sức tim, chuyển tuyến; nếu trẻ bị lạnh hoặc ở phòng lạnh cần ủ ấm, cho trẻ nằm tiếp xúc da kề da với mẹ, sưởi ấm với phương tiện sẵn có; nếu chảy máu rốn cần làm rốn lại.

Ảnh minh họa

Kể từ giờ thứ ba đến hết ngày đầu, việc theo dõi cả mẹ lẫn con cũng cần được quan tâm.

Đối với người mẹ, cần đưa cả mẹ và con về phòng hậu sản và theo dõi các nội dung như trên mỗi giờ một lần, mẹ phải có mang băng vệ sinh sạch và đủ thấm, giúp người mẹ ăn uống và ngủ yên, cho người mẹ vận động sớm sau khi sinh khoảng 6 giờ, hướng dẫn mẹ cách chăm sóc con, cho con bú sớm và đúng cách, theo dõi chảy máu rốn, khi người mẹ bị chảy máu nhiều, đau bụng tăng, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt… yêu cầu gọi ngay nhân viên y tế.

Đối với con, cũng phải theo dõi trẻ mỗi giờ một lần, luôn để con nằm cạnh mẹ, chú ý giữ ấm cho trẻ, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, hướng dẫn bà mẹ nhận biết các dấu hiệu bất thường cần gọi ngay nhân viên y tế như trẻ bỏ bú, không thở, tím tái, chảy máu rốn, vàng da và đã đi tiêu ra phân su chưa...

Chăm sóc mẹ và con tuần đầu sau sinh

Các câu hỏi được đặt ra đối với bà mẹ gồm: Sức khỏe chung, giấc ngủ, ăn uống, tình trạng sốt, đại tiện, tiểu tiện, có rỉ nước hoặc són phân, đau bụng, sản dịch; tình trạng vú cương, đau, tiết sữa, có đủ sữa cho con; trạng thái tinh thần của bà mẹ, nhức đầu, hoa mắt, đau tầng sinh môn; uống thuốc viên sắt, vitamin A; các vấn đề khác trong phiếu theo dõi sức khỏe bà mẹ tại nhà.

Các câu hỏi về trẻ sơ sinh qua người mẹ gồm: Tình trạng bú mẹ, toàn trạng, giấc ngủ, đại tiện, tiểu tiện.

Bà mẹ cần được hướng dẫn vệ sinh hàng ngày, rửa vùng sinh dục ít nhất 3 lần mỗi ngày, lau người, thay đồ sạch, sau sinh 2 đến 3 ngày nên tắm nhanh bằng nước ấm; chăm sóc vú để cho con bú hoàn toàn sữa mẹ, không cho bất cứ thức ăn và nước uống khác, nếu tắc tia sữa cần xử lý sớm bằng cách day, vắt, hút, đi khám để phòng ngừa viêm vú, ápxe vú; xử trí đau do co bóp tử cung, nếu đau nhẹ không cần xử trí, nếu đau nhiều chườm nóng và cho uống thuốc paracetamol; vết khâu tầng sinh môn nếu có cần rửa sạch âm hộ sau đại tiện, tiểu tiện và thấm khô, cắt chỉ nếu đã 5 ngày sau sinh; có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, ăn đủ lượng và đủ chất, không kiêng cử vô lý, ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày, tôn trong giấc ngủ trưa, mặc đồ sạch sẽ và rộng rãi.

Bà mẹ cần chế độ vận động sớm, sau sinh 6 giờ có thể ngồi dậy, ngày hôm sau có thể đi lại và vận động nhẹ nhàng; tư vấn và giúp đỡ giải quyết vấn đề tâm lý nếu có, tư vấn về kế hoạch hóa gia đình và nuôi con bằng sữa mẹ; hẹn đến thăm hoặc hẹn người mẹ đến khám tại trạm y tế vào 6 tuần sau sinh.

Đối với trẻ sơ sinh, cần hướng dẫn cho trẻ hàng ngày được nằm chung với mẹ trong phòng ấm, ngủ màn, không đặt trẻ nằm sấp trên nền lạnh, cứng; không cho tiếp xúc với người đang có bệnh, không cho gần súc vật; không để trong môi trường khói, bụi, khói thuốc; cần nuôi con bằng sữa mẹ, cho bú mẹ hoàn toàn, bú cả ngày lẫn đêm, ít nhất 8 lần mỗi ngày.

Nếu mẹ có khó khăn khi cho bú, hướng dẫn cách cho con bú đúng; cần chăm sóc mắt bằng cách rửa tay sạch bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc, dùng khăn sạch, ẩm lau mắt hàng ngày, không nhỏ bất cứ thuốc gì vào mắt trẻ; chăm sóc rốn bằng cách để rốn khô và sạch, không băng kín hoặc đắp bất cứ thứ gì lên rốn, hạn chế sờ vào rốn và vùng quanh rốn; vệ sinh thân thể và chăm sóc da, lau rửa hàng ngày, không nhất thiết phải tắm hàng ngày; tắm bằng nước ấm, sạch trong phòng ấm, kín gió; thay đồ vải như mũ, áo, tã lót hàng ngày và mỗi khi trẻ bài tiết; hẹn ngày tiêm phòng và ghi nhận xét vào phiếu.

02/05/2022 14:11

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?