Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Viêm họng cấp ở trẻ và biện pháp chăm sóc

Khi thời tiết thay đổi, không khí lạnh là điều kiên thuận lợi để các bệnh lý viêm đường hô hấp phát triển. Viêm họng cấp nằm trong số đó và do virus hoặc vi khuẩn. Nhận biết được nguyên nhân viêm họng cấp sẽ có phác đò điều trị đúng.

Viêm họng cấp là gì?

Viêm họng cấp là viêm toàn bộ lớp niêm mạc phủ bề mặt của họng. Virus có thể là nguyên nhân gây ra viêm họng cấp hoặc viêm hô hấp trên, chẳng hạn như bệnh cảm lạnh thông thường. Viêm họng gây ra bởi virus thì không cần điều trị bằng kháng sinh, bệnh sẽ tự khỏi. Chỉ cần một vài điều trị hỗ trợ như: nghỉ ngơi, súc họng, giảm sốt, giảm đau.Viêm họng do vi khuẩn, trong đó đặc biệt là viêm họng do liên cầu beta tan huyết nhóm A yêu cầu được điều trị bằng 1 liệu trình kháng sinh, kể cả ở trẻ em và người lớn..

Viêm họng do virus: Hầu hết viêm họng cấp ở cả trẻ em và người lớn đều do virus gây ra.Các triệu chứng của viêm họng cấp do virus bao gồm:Sốt (từ nhẹ đến cao), chảy nước mũi, nghẹt mũi, đỏ mắt, tiết nước mắt, sưng mắt, ho, khan tiếng, cảm thấy đau ở phần cuối của miệng, đau khi nuốt vào. Ở trẻ em có thể dễ ói, đặc biệt sau ăn. Một số trẻ có kèm theo tiêu phân lỏng, phát ban ngoài da.Đau nhức mình mẩy.

Viêm họng do vi khuẩn: Liên cầu beta tan huyết nhóm A là vi khuẩn hay gặp nhất, chiếm 10 % ở người lớn và lên đến 30 % các trường hợp viêm họng cấp ở trẻ em vào mùa đông. Các triệu chứng bao gồm:Đau họng, sốt (thường trên 38 độ), sưng đau hạch cổ, họng sưng có xuất tiết mủ, chấm đỏ xuất huyết trên vòm họng.  Trẻ em có thể phát ban trên da, có thể đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu lỏng… Thường không có sổ mũi, ho hay đỏ mắt kèm theo.

Viêm họng gây ra bởi virus thì không cần điều trị bằng kháng sinh, bệnh sẽ tự khỏi

Chẩn đoán viêm họng cấp dựa vào các triệu chứng kể ở trên, dễ dàng để chẩn đoán viêm họng cấp. Một vấn đề quan trọng đó là phải chẩn đoán được tác nhân liên cầu beta tan huyết nhóm A để quyết định điều trị kháng sinh. Vì vi khuẩn này có thể để lại di chứng thấp tim và viêm cầu thận rất nặng nề, đặc biệt là ở trẻ em.

Điều trị viêm họngcấp như thế nào?

Tùy vào nguyên nhân gây viêm là virus hay vi khuẩn mà điều trị khác nhau.
Nếu nguyên nhân gây viêm là vi khuẩn liên cầu thì kháng sinh sẽ được sử dụng. Các kháng sinh có thể là penicillin , amoxillin…hoặc các thuốc kháng sinh khác cũng có thể thay thế nếu bị dị ứng penicillin. Thời gian điều trị kháng sinh thường là 10 ngày.

Nếu nguyên nhân gây viêm họng là virus, thì chỉ điều trị triệu chứng và chờ bệnh tự khỏi trong vòng 5-7 ngày. Các điều trị đó bao gồm:

Thuốc giảm đau, những thuốc giảm đau không kê toa như acetaminophen, ibuprofen đều có thể được sử dụng để giảm đau, hạ sốt ở trẻ em và người lớn. Tuy nhiên nếu bệnh nhân có sốt mà chưa loại trừ sốt xuất huyết thì không nên dùng ibuprofen. Không dùng aspirin (là thuốc cùng nhóm với ibuprofen để hạ sốt hay giảm đau cho trẻ em, vì có thể dẫn tới hội chứng Reye nguy hiểm).

Súc họng: súc họng bằng nước muối là một phương pháp truyền thống trong điều trị chứng viêm họng - amidan cấp, tuy nhiên hiệu quả của nó thì cũng chưa thực sự rõ ràng, nhưng vì tính chất vô hại của nó nên vẫn có thể làm. Có thể mua nước muối sinh lý tại các tiệm thuốc tây hoặc tự chế tại nhà ( ¼- ½ muỗng café muối (tương đương 1.5- 3gmuối) hòa vào 250 ml nước ấm.

Chú thích

Xịt họng: Dùng thuốc xịt họng có chứa thuốc tê (benzocaine, phenol...) thì cũng giảm được tình trạng đau họng, tuy nhiên hiệu quả cũng không nhiều hơn phương pháp ngậm kẹo cứng. Phương pháp này không được khuyến cáo cho trẻ em.

Ngậm viên kẹo cứng: ngậm một viên kẹo cứng có chứa chất gây tê giảm đau cũng là một phương pháp hiệu quả để giảm đau họng. Tuy nhiên chỉ áp dụng cho người lớn, trẻ lớn (trên 6 tuổi) vì nguy cơ nghẹn ở trẻ nhỏ.

Các điều trị khác cũng giúp giảm đau họng như: dung dịch ấm (nước mật ong, trà chanh, soup gà), ăn hoặc uống nước lạnh chẳng hạn như kem cũng giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu.

Bù nước: điều này đặc biệt quan trọng với trẻ em, vì họng đau và dễ nôn nên trẻ có nguy cơ mất nước, cần cho trẻ uống nước mát và theo dõi trẻ, quan trọng nhất là theo dõi nước tiểu. Nếu 4-6 giờ liên tục trẻ không đi tiểu, hoặc không ướt tã hãy cho trẻ tới gặp bác sĩ ngay vì trẻ đang bị mất nước do sốt.

Corticoid uống(dexamethasone , prednisolone…) không được khuyến cáo thường quy để giảm đau vì những tác dụng phụ của nó mang lại.

Không khuyến cáo sử dụng các thực phẩm, vitamin hay các chế phẩm khác được quảng cáo trên internet hay các cửa hàng nhằm mục đích giảm đau họng. Do sự phơi nhiễm hoá chất, thuốc trừ sâu, cũng như thông tin về liều lượng không chính xác, thiếu các nghiên cứu về độ an toàn cũng như hiệu quả của các sản phẩm này.

Chú thích

Những việc nên làm khi trẻ bị viêm họng cấp

Nếu trẻ viêm họng, viêm amidan do liên cầu thì trẻ cần được nghỉ ngơi tại nhà, không tới trường hoặc cơ quan ít nhất 24 giờ sau khi nhận được liều kháng sinh đầu tiên để tránh lây lan cho trẻ khác.

Nếu viêm họng, viêm amidan do virus thì sau khi hết sốt 1-2 ngày hãy cho trẻ trở lại trường học nếu trẻ cảm thấy khỏe.

Nếu có bất kỳ biểu hiện nào sau đây, bệnh nhân cần được gặp bác sĩ ngay:Cảm thấy khó thở; thát ban ngoài da; khó nuốt, chảy nước miếng; sưng phù vùng cổ hoặc lưỡi; cứng cổ hoặc rất khó mở miệng; có bệnh nền sẵn: suy giảm miễn dịch, bệnh tim bẩm sinh….

Để ngừa viêm họng cấp, cần thực hiện đầy đủ những việc sau giúp hạn chế nhiễm bệnh: rửa tay bằng xà bông thường xuyên hoặc sát trùng tay nhanh bằng cồn. Vệ sinh các mặt phẳng, đồ chơi để tránh lây lan. Che miệng khi ho, hắt hơi. Mang khẩu trang khi bị bệnh. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Tiêm phòng đầy đủ: cúm, phế cầu…Tránh khói bụi, thuốc lá.

07/04/2022 22:12

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.