Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

1. Nguyên nhân mắc cúm A

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên. Các chủng virus cúm A phổ biến là A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9, trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây sang người và tạo thành dịch bệnh.

Cúm A thường xuất hiện trong các đợt cúm mùa và gây ra đại dịch vì virus cúm A thường xuyên thay đổi, phân nhóm tạo thành chủng mới từ cúm mùa này sang cúm mùa khác.

Virus cúm A thường lây lan trên động vật như gà, chim, lợn, động vật có vú,… và có thể nhanh chóng lây sang người.

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể...
2. Triệu chứng khi mắc cúm A

Các dấu hiệu của cúm A thường xuất hiện đột ngột và dễ nhận biết như:

Đôi khi các triệu chứng trên tự hết mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài nhiều ngày mà không cải thiện, người bệnh cần đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh các biến chứng.

Bệnh nhân cúm A diễn biến nặng có thể gây nhiễm trùng tai, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ho khan, sốt cao gây co giật, tức ngực, viêm phổi và gây nặng lên các vấn đề về tim mạch. Rất khó phân biệt sốt do cúm A với sốt do nhiễm virus khác, nhưng các trường hợp sốt cao do cúm A thường kéo dài hơn.

Đối với những người có hệ miễn dịch yếu như người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai thì cần theo dõi kỹ khi mắc cúm A vì trong một số trường hợp biến chứng của cúm A có thể gây tử vong.

3. Đường lây truyền của cúm A

Cúm A là một trong những căn bệnh rất dễ lây lan trực tiếp vì tốc độ phát triển của virus nhanh chóng. Bệnh nhân bị cúm A có thể lây lan sang người khác thông qua dịch tiết đường hô hấp có chứa virus cúm từ khoảng cách xa 2m.

Virus cúm A phát tán chủ yếu bởi các phân tử nước khi người bệnh hắt hơi, ho, những giọt nước bắn vào không khí, sau đó vô tình rơi vào miệng, mũi của những người xung quanh. Nếu người bệnh nói chuyện với người đối diện mà không mang khẩu trang, virus cúm cũng dễ dàng thoát ra và bám vào vật chủ khác.

Ngoài ra, khi người bệnh ho, hắt hơi, giọt bắn chứa virus có thể bám vào bề mặt các đồ vật và tồn tại đến 48 giờ, khi đó người khác chạm vào các đồ vật đó đưa tay lên mũi, miệng hoặc dụi mắt sẽ bị lây bệnh. Việc dùng chung đồ dùng, ly uống nước, hoặc bàn chải đánh răng với người bệnh cũng có thể lây nhiễm virus cúm A.

Tiếp xúc với các động vật có nhiễm cúm như lợn, ngựa, gia cầm… cũng có thể lây bệnh.

Tập trung nơi đông người như trường học, công viên, nơi công sở… cũng là điều kiện để virus cúm lây lan nhanh chóng.

4. Cách phòng tránh cúm A

Để phòng chống cúm A, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo cần sử dụng các biện pháp đối với cúm mùa thông thường:

Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi; hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt; tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người nghi nhiễm cúm.

Ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm.

Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.

Bên cạnh đó, người dân có thể đi tiêm vaccine để phòng bệnh. Những trường hợp sốt cao, khó thở cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử lý, phòng tránh lây lan. Việc nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu mắc bệnh có thể giúp điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong.

Các gia đình nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi, tiêm nhắc lại để chủ động phòng tránh bệnh dịch.

5. Lưu ý khi điều trị cúm A tại nhà

Thông thường, với những người khỏe mạnh, trong trường hợp bệnh nhẹ có thể sử dụng thuốc điều trị triệu chứng của cúm A tại nhà:

- Các thuốc điều trị cúm A thường là làm giảm triệu chứng của bệnh, thuốc hạ sốt giảm đau không kê đơn. Nếu người bệnh bị đau đầu, đau mình mẩy, sốt cao trên 38 độ C... có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau không kê đơn như acetaminophen (paracetamol), ibuprofen... Liều an toàn nên dùng là 10-15mg/1kg cân nặng, mỗi 4-6 tiếng và không dùng quá 6 lần/1 ngày. Lưu ý, chỉ dùng ibuprofen khi không đáp ứng với paracetamol.

- Bổ sung nước và điện giải: Việc sốt cao, nôn có thể khiến người bệnh cúm A mất nước và mất cân bằng điện giải, khiến gia tăng nguy cơ biến chứng do cúm A. Có thể bổ sung nước và điện giải cho người bệnh bằng dung dịch oresol pha theo đúng hướng dẫn. Ngoài ra, có thể bổ sung nước trái cây như nước dừa, nước cam… lưu ý nên tránh đồ uống có chứa caffeine.

- Có thể dùng các thuốc giảm ho, long đờm, thông mũi trong các trường hợp bệnh nhân bị ho, ngạt mũi, sổ mũi.

- Súc miệng nước muối: Nên súc miệng với nước muối ít nhất 2 lần/ ngày để loại bỏ chất nhầy tích tụ phía bên trong cổ họng. Đồng thời có thể giảm nhanh các triệu chứng đau họng, rát họng...

- Có thể rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% để giảm khó chịu ở mũi, giảm ngạt mũi, sổ mũi.

- Thuốc kháng virus: Thuốc kháng virus chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không tự ý mua dùng các thuốc này.

- Nếu trường hợp sau 7 ngày các triệu chứng vẫn chưa thuyên giảm hoặc những trường hợp tiến triển nặng, người nhà cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở khám chữa bệnh để kịp thời cấp cứu và điều trị để được theo dõi, xét nghiệm và chỉ định dùng thuốc kháng virus phù hợp.

29/03/2024 16:11

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh quai bị

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh quai bị

BS Trần Anh Tuấn

Quai bị là căn bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở những vùng dân cư đông đúc, điều kiện sống kém và nơi có khí hậu lạnh.