Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Trẻ viêm ruột do Shigella buộc phải dùng kháng sinh

Hiện không ít các bà mẹ có tâm lý bài trừ kháng sinh. Thậm chí, có một bà mẹ đã chia sẻ cho tôi đường link, trong đó với nội dung chủ trương ''chống kháng sinh'' trong điều trị viêm ruột do Shigella.

Một trường hợp bệnh nhân cụ thể

Một bà mẹ có con bị viêm ruột do Shigella (đã được nuôi cấy định nhanh vi khuẩn tại Bệnh viện FV), bác sĩ kê thuốc kháng sinh nhưng chị kiên quyết không cho con uống thuốc mà chỉ cho con bú mẹ. Sau 20 ngày căng thẳngchăm sóc con theo cách của mình, bà mẹ chị tự hào lên facebook chia sẻ thành tích không dùng kháng sinh mà con vẫn khỏi bệnh. Status này đã được rất nhiều bà mẹ khác like và share…

Có lẽ việc làm này của bà mẹ kể trên sẽ gây hiệu ứng lan tỏa rộng và rất có thể nhiều bà mẹ khác sẽ hưởng ứng theo “kinh nghiệm” này. Và đây là việc làm hết sức nguy hiểm. Có thể nói, trường hợp con của bà mẹ nêu trên đã rất may mắn khỏi bệnh mặc dù không được điều trị bằng kháng sinh.

Đa số trẻ em khi bị viêm ruột do Shigella nếu không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng khó lường. Hơn nữa, việc không điều trị bệnh còn khiến trực khuẩn Shigella lây lan ra cộng đồng và nguy cơ khiến nhiều trẻ khác bị mắc bệnh, thành dịch lớn. Và đó chính là lý do mà khi bạn mắc viêm ruột do lỵ trực khuẩn Shigella cần phải được điều trị bằng kháng sinh.

Nhiều trường hợp trẻ buộc phải dùng kháng sinh.

Lợi ích của liệu pháp kháng sinh

Mục tiêu của liệu pháp kháng sinh trong điều trị viêm ruột do lỵ trực khuẩn Shigell  bao gồm: cải thiện triệu chứng, diệt trừ vi khuẩn  và  giảm  sự lây lan cho cộng đồng.Việc sử dụng kháng sinh  diệt Shigella một cách hợp lý sẽ cải thiện tiêu chảy trong vòng 3 ngày; cải hiện tình trạng sốt trong vòng xấp xỉ 1 ngày và giảm được sự phát tán mầm bệnh ra cộng đồng (từ 2-5 ngày so với 4 tuần nếu không điều trị).

Điều trị kháng sinh hợp lý cũng có thể giảm được nguy cơ  tiến triển tới biến chứng.Các biến chứng nếu bệnh viêm ruột do trực khuẩn Shigella gây ra: Chảy máu ruột, hoại tử ruột, thủng ruột, viêm phúc mạc, lồng ruột, sa trực tràng. Phình đại tràng do độc tố có kèm thủng hoặc không. Bội nhiễm viêm túi mật, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, nhiễm nấm Candida ruột, nhiễm khuẩn huyết do các trực khuẩn ruột. Nặng hơn có thể biến chứng toàn thân (co giật, nhiễm độc thần kinh, truỵ tim mạch, viêm tắc động tĩnh mạch).

Hội chứng tan máu-ure huyết, đây là biến chứng ít gặp nhưng lại rất trầm trọng, ảnh hưởng đến hệ thống đông máu và thận. Thường có 3 triệu chứng: Thiếu máu do tan máu, giảm tiểu cầu và suy thận. Nếu nặng có thể gây thiếu máu nặng, rối loạn đông máu, gây chảy máu dưới da, niêm mạc và suy thận…

Hội chứng Reiter với tam chứng (viêm khớp, viêm niệu đạo, viêm kết mạc mắt) không gây mủ do Chlamydia gây nên. Thường xuất hiện 2-3 tuần sau khi khỏi lỵ trực khuẩn (cũng có thể xuất hiện ở ngay giai đoạn toàn phát). Tam chứng này có thể xuất hiện cùng lúc hoặc riêng lẻ. Trước đây người ta coi hội chứng này là biến chứng, nay được coi nó là bạn đồng  hành với bệnh lỵ.

Bệnh lỵ trực khuẩn có thể gây tử vong trong các thể nhiễm độc nặng, kéo dài và tử vong do các biến chứng. Theo Tổ chức Y tế thế giới từ năm 1995, tỷ lệ tử vong (trong trường hợp không được điều trị bệnh sớm có hiệu quả) là 1% đến 10% tuỳ theo quốc gia.

Do vậy, những lợi ích của việc dùng thuốc thì vượt trội hơn so với nguy cơ tiềm ẩn của việc vi khuẩn kháng thuốc và tác dụng phụ của thuốc. Các tác dụng phụ nghiêm trọng của kháng sinh trị Shigella được cảnh báo, bao gồm: sốc phản vệ, phản ứng mẫn cảm, hội chứng Stevan-Johnson.

Chú thích

Tuy nhiên vào năm 2010, một phân tích meta từ 16 thử nghiệm ngẫu nhiên (với 1.748 trẻ em và người lớn tham gia) cho thấy các kháng sinh trị Shigella được sử dụng đều an toàn, không có phản ứng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo. Liệu pháp kháng sinh không làm xuất hiện sự gia tăng nguy cơ hội chứng tán huyết ure máu cao của Shigella Dysenteria

Chỉ định kháng sinh khi nào?

Quyết định chỉ định kháng sinh liệu pháp phải cân nhắc tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân, khả năng diễn biến nặng hơn và cân nhắc tới sức khỏe của cộng đồng.  Shigella có khả năng lây lan rất cao, chỉ cần nuốt phải 10 con vi khuẩn là có thể bị bệnh. Do đó việc tiệt trừ Shigella còn có ý nghĩa tránh lây lan cho người khác (ví dụ như ở nhà trẻ, bệnh nhân nội trú…). Đối với bệnh nhân suy giảm miễn dịch và bệnh nặng thì khuyến cáo sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm điều trị của bác sĩ để diệt Shigellla.

Ở trẻ em và thiếu niên được nghi ngờ là bị nhiễm Shigella (tiêu chảy phân nhày máu, đau bụng từng cơn, sốt cao, hiện diện nhiều bạch cầu đa nhân trong phân…), kèm theo các triệu chứng: Bị suy giảm miễn dịch; Có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm vi khuẩn(tăng cao bạch cầu, hạ thân nhiệt, sốt cao trên 39 độ, lừ đừ). Những bệnh nhân này  kháng sinh nên bắt đầu theo kinh nghiệm của bác sĩ sau khi đã lấy phân đi xét nghiệm và lấy máu để cấy. Sau đó điều chỉnh kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ (phân và máu).

Ngoài ra, những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng của lỵ trực khuẩn và cấy phân mọc lên Shigella thì khuyến cáo liệu pháp kháng sinh  nếu có một trong 5 yếu tố sau: Có bằng chứng nhiễm khuẩn; Yêu cầu phải  điều trị nội trú; Đi học nhà trẻ; Sống trong một tập thể; Có liên quan tới việc làm chế biến đồ ăn. Đối với những bệnh nhân có triệu chứng và cấy phân dương tính và không thuộc 5 yếu tố trên cũng có thể cân nhắc cho kháng sinh. Điều này phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh, nguy cơ lây truyền cho người khác.

Đối với những trẻ nghi ngờ nhiễm Shigella nhưng không rơi vào các tình huống vừa nêu (không suy giảm miễn dịch, không hoặc chưa  có  kết quả cấy phân) thì dùng kháng sinh khi có một trong các mục sau: Có yếu tố dịch tễ mạnh (đang trọng vụ dịch, người trong nhà cấy phân lên dương tính với Shigella); Triệu chứng lâm sàng điển hình.

Không sử dụng kháng sinh cho hầu hết các trẻ chỉ  có triệu chứng nhẹ hoặc đang hồi phục tự nhiên. Tuy nhiên vẫn phải dùng kháng sinh cho những trẻ này tại thời điểm  kết quả nuôi cấy trả về có dương tính với Shigella và trẻ đang đi nhà trẻ, sống trong tập thể đông hoặc đang nằm điều trị nội trú nhằm tránh lây lan cho người khác.

Việc lựa chọn kháng sinh nào bác sĩ sẽ tùy thuộc từng bệnh nhân cụ thể để kê đơn. Bệnh nhân không được tự ý mua kháng sinh về tự điều trị và cũng không bỏ điều trị ngang chừng.

06/04/2022 16:54

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.