Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Việc cha mẹ cần làm khi trẻ bị sâu răng

Theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt, có tới 80% trẻ trong độ tuổi 4 – 8 tuổi bị sâu răng, 91% các bé chăm sóc răng miệng không đúng cách.

Lý do khiến trẻ bị sâu răng

Với suy nghĩ của nhiều người, tình trạng sâu răng ở trẻ chủ yếu do ăn đồ ăn vặt và uống đồ ngọt… Tuy nhiên, bên cạnh đó còn các nguyên nhân khác, trong đó thường thấy là yếu tố di truyền. Theo nghiên cứu, đôi khi nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ có yếu tố từ cha mẹ. Nếu các bà bầu bị viêm nha chu, thì rủi ro sinh non cao gấp đôi người bình thường. Ngoài ra, nguy cơ sẽ để lại di chứng về sau, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của răng trẻ. Hoặc làm cho răng dễ bị thiếu khoáng chất, dễ sứt mẻ.

Các bệnh lý về răng miệng cũng có thể là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng sữa ở trẻ. Ví dụ như viêm nướu hay viêm tủy răng. Bên cạnh đó, tình trạng răng mọc lệch cũng cản trở quá trình vệ sinh răng miệng đúng cách. Từ đó dẫn tới các mảnh vụn thức ăn thừa bị mắc lại, tạo thành mảng bám.

Ở trẻ em, cấu tạo của men răng sữa tương đối yếu so với răng trưởng thành. Đây là lý do vì sao răng sữa dễ bị vi khuẩn tấn công, dẫn tới sâu răng.

Thói quen ăn uống thực phẩm chứa nhiều Carbohydrate (đường và tinh bột) ở trẻ cũng là nguyên nhân gây sâu răng. Ví dụ như bánh kẹo, nước ngọt, thức ăn... có thể bám lại kẽ răng. Lúc này vi khuẩn trong khoang miệng nhanh chóng chuyển thức ăn sót lại thành dạng axit, phá hủy dần men răng.

Thói quen ăn uống thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột ở trẻ là nguyên nhân gây sâu răng.

Trẻ bị sâu răng cha mẹ phải làm gì?

Khi trẻ bị sâu răng việc đầu tiên cha mẹ phải đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa để được thăm khám và đánh giá. Tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định xử trí cho phù hợp.

- Đối với trường hợp trẻ có răng chớm sâu, mới xuất hiện những vết màu trắng, chưa hình thành lỗ sâu, thì sẽ sử dụng biện pháp tái khoáng, tức là dùng các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào chỗ răng sâu.

- Trường hợp sâu nặng, nghĩa là răng của trẻ đã hình thành nên những lỗ sâu màu đen, gây đau nhức dữ dội, cũng như gây vỡ mẻ răng, nha sĩ sẽ thăm khám xem tình trạng này có lan tới tủy hay không, nếu tủy bị viêm nhiễm thì cần điều trị nội nha, trước tiên nhằm bảo tồn răng, sau đó mới tiến hành trám.

Trong một số trường hợp khi răng sâu đã ở mức nghiêm trọng, gây viêm tủy cấp, áp xe xương ổ răng, các bác sĩ sẽ cân nhắc nhổ răng sâu cho trẻ để tránh biến chứng, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.

- Đối với trường hợp trẻ từ 2 - 3 tuổi có hiện tượng răng cửa đen dần rồi cụt đi, gọi là răng sún. Với trường hợp sún răng nhẹ: Thường bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng để ngăn chặn không cho sâu tiếp tục phát triển. Răng sữa của trẻ bị sâu nếu trám sớm sẽ giữ được đầy đủ răng trên hàm, đảm bảo cho quá trình tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách có hiệu quả.

Nếu sún răng nặng khi vi khuẩn phát triển đến giai đoạn muộn, tạo thành lỗ sâu lớn trên răng của trẻ, thậm chí có thể gây mòn gần hết răng, tùy thuộc vào độ tuổi thay răng của trẻ, bác sĩ sẽ quyết định có nên giữ lại hay nhổ bỏ chiếc răng bị sún nặng này. Việc bảo tồn hay nhổ răng sữa bị sún là rất quan trọng, vì nếu nhổ răng sữa quá sớm trước 6 tuổi sẽ khiến răng vĩnh viễn về sau mọc lên bị lệch lạc.

Nhổ răng sữa quá sớm thì răng bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là răng hàm vĩnh viễn số 6, nếu răng hàm sữa bị nhổ sớm, răng số 6 sẽ mọc về phía trước, chen vào chỗ các răng vĩnh viễn khác mọc sau này.

Cha mẹ giúp trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng để dự phòng bệnh sâu răng. Ảnh minh hoạ.

Những việc cần làm để dự phòng bệnh sâu răng cho trẻ

Ngoài việc thực hiện theo khuyến cáo của bác sĩ, cha mẹ hạn chế cho trẻ ăn thức ăn ngọt, không cho trẻ ăn quà vặt, bánh kẹo và cần vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ.

Tăng cường cho trẻ ăn thức ăn giàu protein, canxi, phốt pho, vitaminA và D... để giúp cho răng phát triển vững chắc. Nếu cơ thể không được dung nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng, răng của trẻ không những mọc chậm, mà sau khi mọc còn bị vi khuẩn xâm nhập gây sâu răng.

Khi trẻ được 6 tháng - 2,5 tuổi là thời điểm quan trọng cho răng mọc và phát triển. Phụ huynh nên lưu ý cho trẻ ăn đẩy đủ chất và tăng cường: Sữa, thịt, cá, tôm, cà rốt...

Ngoài ra, cũng nên cho trẻ ăn thức ăn có chứa fluor, như tôm cua, sò... vì fluor là yếu tố vi lượng không thể thiếu được cho việc bảo vệ răng. Chất fluor có trong men răng có tác dụng ngăn ngừa sâu răng.

Cần giúp trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng, cha mẹ không nên nhai thức ăn cho trẻ để tránh vi khuẩn từ người bị sâu răng truyền sang.

Trẻ được 1 tuổi trở đi, sau khi ăn cơm hoặc trước khi đi ngủ không được ăn bánh kẹo.

Trẻ dưới 1 tuổi trước khi đi ngủ có thể dùng khăn mềm lau răng lợi cho trẻ. Nếu răng của trẻ có hiện tượng sâu, phụ huynh nên kịp thời đưa con đến bệnh viện hoặc bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt. Ngoài việc hàn răng thông thường, đối với các răng có lỗ sâu lớn hoặc tái lại nhiều lần, nên bọc chụp răng sữa cho trẻ, chụp răng sữa là chụp đúc sẵn và có thể làm ngay trong một lần hẹn.

Tóm lại: Chăm sóc răng cho trẻ khi còn nhỏ là công việc thường nhật của cha mẹ. Không nên quan niệm răng sữa sẽ thay và không cần điều trị, nhổ rồi sẽ thay bằng răng khác. Nếu nhổ răng sớm chưa đến thời kỳ thay răng, trẻ sẽ không có răng để ăn, gây ảnh huởng đến sức khỏe và ảnh hưởng tới việc mọc răng sau này.

02/03/2023 12:31

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.