Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Vì sao phụ nữ mới sinh con lại hay bị đau khớp cổ tay?

Sau khi sinh, phụ nữ thường phải đối mặt với hàng loạt hệ lụy sức khỏe phát sinh từ quá trình mang thai và sinh con.

Một trong các bệnh hay gặp nhất là bị đau cổ tay và bàn tay, ngón tay sau khi sinh. Việc này làm cho quá trình chăm sóc trẻ mới sinh trở nên khó khăn hơn.

Nguyên nhân đau khớp cổ tay

Một trong những nguyên nhân tình trạng đau khớp cổ tay ở phụ nữ đó chính là sự thay đổi nội tiết của cơ thể. Đặc biệt khi mang thai và sau sinh cơ thể chị em có nhiều sự thay đổi về nội tiết tố nữ. Điều này khiến hệ cơ xương khớp bị suy yếu dẫn đến tình trạng đau khớp cổ tay.

  • Sau khi sinh nở xong chị em sẽ rơi vào trạng thái thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng. Đặc biệt là sự thiếu hụt về canxi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thần kinh ngoại vi và suy giảm sức khỏe của sụn khớp.
  • Bế con thường xuyên.
  • Do chấn thương trong quá trình sinh hoạt hằng ngày.
  • Hội chứng De Quervain: Sưng đau, nóng đỏ ở vùng mỏm trâm quay ở xương cổ tay.Các cơn đau âm ỉ và tăng dần khi thực hiện các cử động ngón tay cái. Các cơn đau có thể lan san các vùng khác như cẳng tay khi thực hiện các cử động như duỗi hay dạng các ngón tay. Các cử động ở ngón tay cái không được trơn tru, bị dính lại và phát ra tiếng kêu lạo xạo.
Một trong những nguyên nhân tình trạng đau khớp cổ tay ở phụ nữ đó chính là sự thay đổi nội tiết của cơ thể.

Triệu chứng thường gặp đau khớp cổ tay

Chị em sẽ cảm nhận được những cơn đau nhức với mức độ khác nhau tại vùng khớp cổ tay. Chính yêu cầu chăm sóc em bé của sản phụ sau sinh có thể dẫn đến tăng tải đột ngột ở ngón tay cái và cổ tay có thể gây đau, sưng và yếu. Những triệu chứng này thường được chú ý nhất ở gốc ngón tay cái và khu vực này có thể bị đau khi chạm vào. Trong đó động tác bế nâng em bé bằng ngón tay cái là động tác thường khiến người bệnh cảm giác đau nhiều nhất.

  • Cơn đau bắt đầu từ từ, âm ỉ và tăng dần theo theo thời gian. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng.
  • Người bệnh đau nhiều hơn khi di chuyển ngón tay cái hay cổ tay.
  • Một số trường hợp cơn đau có thể chỉ xuất hiện ở một phía cổ tay và ngón cái. Đôi khi triệu chứng tê bì, châm chích xuất hiện ở một số ngón tay hoặc cả bàn tay.
  • Cơn đau giảm khi cổ tay nghỉ ngơi đúng cách và không lặp lại các động tác gây đau.

Những triệu chứng không xuất hiện đột ngột mà bắt đầu và phát triển dần theo thời gian. Cơn đau thường tăng về đêm, khiến người bệnh thức giấc, gây mất ngủ.

Cách khắc phục đau khớp cổ tay

Phần lớn trường hợp đau cổ tay sau sinh thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với trường hợp đau cổ tay dai dẳng và nghiêm trọng, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt. Để hạn chế, bạn cần thực hiện:

  • Bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tránh thực hiện những chuyển động nhiều ở cổ tay.
  • Đeo nẹp giúp cố định cổ tay bị thương, ngăn ngừa cơn đau tái phát khi chăm sóc trẻ, giúp hạn chế các chuyển động không cần thiết, giảm đau khớp cổ tay, phòng ngừa chấn thương tái phát.
Phần lớn trường hợp đau cổ tay sau sinh thường không nguy hiểm.
  • Massage tay nhẹ nhàng, kết hợp day ấn, bóp từ cẳng tay xuống ngón tay.
  • Nếu đau quá, tay bị sưng đỏ có thể chườm lạnh. Lưu ý không để trực tiếp đá lạnh lên da mà nên có một lớp lót mỏng vì đá có thể gây bỏng lạnh.
  • Khi cho con bú, mẹ không nên căng cổ tay hay cánh tay, chú ý nâng đầu bé bằng gối hay cẳng tay.
  • Hạn chế lặp đi lặp lại những động tác ở cổ tay, bàn tay.
  • Hằng ngày dành thời gian tập các bài tập đơn giản cho cổ tay và ngón tay.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Bên cạnh đó, cần bổ sung nhiều canxi, vitamin C, vitamin D, chất chống oxy hóa, protein, axit béo omega-3, phốt pho và magie. Ăn những thực phẩm tốt cho chức năng xương khớp, tăng mật độ xương và phát triển cơ.

02/03/2023 11:50

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?