Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Những lưu ý khi chăm sóc sản phụ chảy máu sau sinh

Quá trình vượt cạn là trải nghiệm thiêng liêng song cũng vô cùng nguy hiểm bởi những biến chứng có thể gặp phải, trong đó có chảy máu sau sinh.

Từ khi bắt đầu mang thai cho đến khi em bé chào đời, cơ thể của bạn liên tục có những thay đổi. Quá trình này sẽ diễn ra trong khoảng 40 tuần. Và sau khi em bé chào đời, để trở lại trạng thái không mang thai, cơ thể người mẹ cần những biến đổi tiếp theo. Một trong những thay đổi này là quá trình chảy máu sau sinh. Lúc này nhau thai bong ra và tử cung co lại về trạng thái trước khi mang thai với kích thước và hình dạng của một quả lê.

1. Chảy máu sau sinh và sản dịch

Sau khi em bé của bạn được sinh ra, nhau thai sẽ bong ra khỏi niêm mạc tử cung. Nếu sinh qua đường âm đạo, nhau sẽ ra khỏi cơ thể sau một vài cơn co thắt giống như khi em bé được ra khỏi bụng mẹ theo cách tự nhiên. Nếu được mổ lấy thai, bác sĩ sẽ lấy nhau thai ra.

Sau khi nhau thai bong và ra khỏi cơ thể, tử cung sẽ tiếp tục co bóp để giúp đóng lại các mạch máu nơi nhau thai cấy vào nội mạc tử cung. Đây là một phần rất quan trọng trong quá trình sinh nở vì các vấn đề của nhau thai là nguyên nhân hàng đầu gây ra băng huyết sau sinh. Những cơn co thắt này cũng là một phần của quá trình đưa tử cung trở lại kích thước bình thường.

Sau sinh, nhau thai sẽ bong ra khỏi niêm mạc tử cung và gây chảy máu sau sinh.

Quá trình tử cung co lại sau khi sinh cũng giúp loại bỏ máu đọng, một số mảnh nhau còn sót lại, màng rụng… được gọi chung là sản dịch. Quá trình này gồm ba giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Sản dịch được tống ra trong giai đoạn này sẽ có màu đỏ tươi có thể lẫn các cục máu đông (hồng cầu, mô màng rụng, biểu mô). Để loại bỏ những cục máu đông này, tử cung sẽ phải co bóp mạnh, vì vậy sản phụ có thể gặp những cơn đau tử cung quặn thắt, có lúc rất đau. Các cơn đau thường chỉ kéo dài vài ngày, đến ngày thứ 3 sẽ giảm dần. Nếu đau kéo dài cần chú ý tới nhiễm trùng.

Giai đoạn sản dịch đỏ thường kéo dài từ 4 đến 7 ngày hoặc có thể lâu hơn một chút. Nếu thấy sản dịch đỏ ra với lượng quá nhiều hoặc kéo dài hơn 2 tuần sau sinh, hãy gọi cho bác sĩ sản phụ khoa hoặc đến bệnh viện để kiểm tra. Chảy máu nhiều bất thường sau khi sinh có thể là một dấu hiệu cấp cứu, bởi có thể dẫn đến các biến chứng như xuất huyết và nhiễm trùng.

Giai đoạn 2: Sản dịch trong giai đoạn chảy máu sau sinh thứ hai này loãng hơn và có màu nâu hoặc hồng. Hầu hết lượng máu được tống ra trong giai đoạn này vẫn từ khu vực mà nhau thai bám vào, do tử cung co lại để hồi phục hoàn toàn.

Sản dịch mầu hồng thường giảm sau khoảng 2 tuần, ở một số phụ nữ có thể kéo dài từ 4-6 tuần sau khi sinh. Sản dịch có thể ra nhiều hơn khi vận động, hoạt động thể chất. Nếu sản dịch không trở lại bình thường trong vòng 1 ngày, hoặc nếu lượng máu quá nhiều, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra.

Bất kỳ hiện tượng chảy máu nào tiếp tục kéo dài hơn 6 tuần sau khi sinh cần được bác sĩ sản phụ khoa thăm khám và chẩn đoán. Chảy máu sau sinh kéo dài có thể là dấu hiệu của một biến chứng thai kỳ hiếm gặp được gọi là bệnh nguyên bào nuôi thai kỳ.

Giai đoạn cuối cùng: Trong giai đoạn cuối cùng của chảy máu sau sinh, dịch tiết ra sẽ có màu trắng hoặc hơi vàng, chứa bạch cầu được tạo ra trong quá trình tự phục hồi và tái tạo ban đầu của nội mạc tử cung. Giai đoạn này kéo dài khoảng 3-4 tuần sau sinh, nhưng có thể kéo dài hơn thế nếu giai đoạn 2 kéo dài hơn 2 tuần. Có tới 15% phụ nữ tiếp tục còn sản dịch sau khi được thăm khám định kỳ, từ 6-8 tuần sau khi sinh.

2. Những lưu ý khi chăm sóc sản phụ sau sinh

Để tránh những nguy cơ biến chứng trong quá trình hậu sản, cần lưu ý:

Không sử dụng băng vệ sinh dạng tampon hoặc cốc nguyệt san vì có thể gặp nguy cơ bị nhiễm trùng. Khi chuẩn bị tã lót cho con trước khi sinh, hãy nhớ chuẩn bị sẵn một lượng băng vệ sinh chất lượng tốt cho mình. Thay băng vệ sinh 4 giờ một lần.

Khi có biểu hiện bất thường cần đi khám kịp thời.

Hãy tạm dừng quan hệ tình dục, ít nhất 6 tuần sau sinh, thường là sau khi bạn được khám sau sinh định kỳ để đảm bảo sức khỏe của bạn đã ổn định.

Sử dụng biện pháp tránh thai. Ngay sau khi bạn được "bật đèn xanh" để quan hệ tình dục, hãy luôn sử dụng biện pháp tránh thai. Phụ nữ sẽ rụng trứng trước khi có kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh con, có nghĩa là bạn có thể mang thai lại trước khi thấy kinh nguyệt.

Đừng nhầm hiện tượng chảy máu sau sinh với thời kỳ kinh nguyệt. Có thể mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng để kinh nguyệt bình thường bắt đầu trở lại sau khi sinh con. Nếu cho con bú thì thời gian này sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, việc cho con bú sẽ không gây ra sự thay đổi đáng kể trong sự tiến triển bình thường của chảy máu sau sinh.

Luôn cảnh giác với các dấu hiệu nhiễm trùng. Trong cả ba giai đoạn của chảy máu sau sinh, máu kinh phải có mùi tương tự như mùi kinh nguyệt bình thường. Nếu nhận thấy mùi khó chịu hoặc bất thường, hãy đi khám ngay để được tư vấn điều trị phù hợp, tránh để xảy ra biến chứng.

3. Ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa

Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp mẹ nhanh khỏe, sớm đủ sữa cho em bé. Mẹ cần ăn đầy đủ và đa dạng các loại thức ăn để đảm bảo đủ dinh dưỡng, nhất là các thực phẩm kích thích tiết sữa như đu đủ, sữa tươi... Chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa như cháo nhuyễn, trứng gà, rau xanh, các loại thịt đỏ...

Ngoài ra, cần tránh ăn quá mặn hoặc các thức ăn có vị quá nồng, gây ảnh hưởng đến mùi vị của sữa. Uống đủ 2 lít nước/ngày sẽ giúp mẹ tránh được tình trạng táo bón thường gặp sau sinh.

Sau sinh, sản dịch sẽ ra nhiều, do đó chú ý vệ sinh âm hộ 3 lần/ngày. Tốt nhất nên vệ sinh bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh. Khi vệ sinh xong cần thấm khô.

Cũng có thể vệ sinh thân thể bằng nước ấm ngay sau đẻ nhưng chú ý cần vệ sinh nhanh, tránh nhiễm lạnh bởi cơ thể mẹ sau sinh rất yếu.

22/10/2022 16:47

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?