Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Vệ sinh mắt, mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách

Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn non yếu dễ mắc một số bệnh liên quan đến đường hô hấp và các bệnh lý về mắt. Việc vệ sinh mắt, mũi cho trẻ là việc cần thiết.

Cách vệ sinh mắt

Mắt là bộ phận quan trọng trên cơ thể của bé, thông thường 1-2 ngày đầu sau sinh, bé thường bị chảy nước mắt và đổ ghèn.

Ảnh minh họa

Đây là hiện tượng sinh lý bình thường hầu như bé nào cũng mắc phải. Nếu không được vệ sinh đúng cách bé có thể nhiễm các bệnh nhãn khoa, phổ biển nhất là đau mắt đỏ (viêm kết mạc). Tình trạng chảy nước mắt và đổ ghèn kéo dài hơn một tuần mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Các bước vệ sinh mắt:

Bước 1: Rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt cho trẻ.

Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý, 2 miếng gạc vô khuẩn để vệ sinh riêng từng mắt.

Bước 3: Dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.

Ảnh minh họa

Mẹ nên vệ sinh mắt 3 lần cho trẻ một ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi tắm và buổi tối trước khi đi ngủ. Đừng quên rửa mặt cho trẻ bằng khăn sạch và nước ấm. Cần chuẩn bị cho bé khăn riêng, dùng xong giặt sạch, phơi nắng, thay khăn định kỳ và không dùng để lau người.

Cách vệ sinh mũi

Khoang mũi của bé ngắn và nhỏ, đường mũi hẹp, nhiều mạch máu, niêm mạc mũi khá mỏng, khả năng thích ứng kém và nhạy cảm. Thời tiết chỉ hơi lạnh, hanh khô hoặc bụi cũng khiến bé bị sổ mũi, ngạt mũi… Vì vậy, vệ sinh mũi hằng ngày sẽ giúp phòng bệnh đường hô hấp, làm thông thoáng đường thở cho bé.

Ảnh minh họa

Các bước vệ sinh mũi:

Bước 1: Rửa sạch tay trước khi vệ sinh mũi cho trẻ.

Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý và khăn sạch. Nên sử dụng loại ống đơn liều sử dụng một lần để đảm bảo vệ sinh tránh nguy cơ lây nhiễm chéo, ưu tiên loại ống đầu tròn nhỏ để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

Bước 3: Để trẻ nằm nghiêng, đầu thấp, mông cao để khi bơm, nước muối sẽ không chảy xuống họng. Đặt khăn lót xuống dưới cổ nhằm thấm nước.

Ảnh minh họa

Bước 4: Nhỏ từng giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi. Không nên sử dụng xilanh để rửa, vì có thể gây áp lực lớn lên niêm mạc mũi.

Bước 5: Để bé nằm yên khoảng 1-2 phút rồi bế bé ngồi dậy, nâng đầu và lấy khăn thấm dịch chảy ra.

Trường hợp mũi dịch mũi đặc có gỉ, mẹ nên nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mỗi bên mũi làm mềm gỉ, rồi dùng tăm bông sạch kích thích bé hắt hơi nhằm tống hết chất bẩn ra ngoài. Một lưu ý khác cho mẹ là nên vệ sinh mũi trước bữa ăn để tránh nôn trớ.

Những ngày trời lạnh, cha mẹ nên ngâm lọ (ống) nước muối sinh lý vào nước ấm trước khi nhỏ mắt mũi cho trẻ. Có thể một vài lần đầu, trẻ chưa quen nên thường quấy khóc, nhưng khi bé cảm thấy dễ chịu hơn thì sẽ sẵn sàng hợp tác cho những lần tiếp theo.

21/04/2022 15:46

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.