Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Thực đơn ăn dặm một cách khoa học để trẻ phát triển toàn diện

Cho trẻ ăn dặm thế nào để đáp ứng đủ dinh dưỡng cho sự phát triển? Chế biến thế nào cho đúng cách là thắc mắc của nhiều bà mẹ.

Bé có thể ăn được những thức ăn gì?

Có thể cho trẻ ăn bột ăn liền hoặc bột nấu trong những tháng đầu tiên tập ăn dặm. Cho bé ăn từ lỏng đến đặc dần. Từ tháng thứ 9 bé có thể tập ăn cháo nghiền rồi chuyển sang cháo đặc.

Ảnh minh họa

Chuẩn bị thức ăn cho bé như thế nào?

- Nếu là bột ăn dặm đóng hộp: Nên pha chế đúng theo hướng dẫn trên bao bì.

- Nếu tự nấu cho bé: Phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất đạm, bột đường, dầu ăn và rau củ tươi các loại. Khi bắt đầu nên cho bé ăn thức ăn nhuyễn hoàn toàn, khi bé đã ăn thuần thục thức ăn nhuyễn, hãy chuyển sang cho trẻ ăn thức ăn nghiền hay băm nhỏ để tập cho bé nhai.

Ăn bao nhiêu là đủ?

Ở giai đoạn từ 6 - 12 tháng tuổi, lượng sữa bé cần mỗi ngày từ 750 - 1.000ml. Lúc này, bạn đã có thể cho bé tập ăn dặm. Chậm chậm từng chút một, bạn sẽ tăng dần lượng bột và giảm dần lượng sữa.

Ảnh minh họa

6 tháng tuổi, ngoài bú mẹ, bé đã có thể ăn hai bữa bột một ngày. Bột của bé cần có bột gạo, thêm một ít đạm động vật (ví dụ: Thịt nghiền, gan xay, cá xay, ruốc thịt…) và rau củ (rau xanh xay nát, đậu phụ, khoai tây…) Để luyện khả năng nhai và tạo điều kiện cho răng phát triển, mẹ có thể cho bé ăn dặm thêm bánh quy, táo, lê…

Trẻ được 8 - 9 tháng tuổi, hàng ngày có thể ăn hai đến ba bữa cháo và một đến hai bữa ăn phụ. Món ăn phụ có thể là sữa chua, hoa quả xay... Thức ăn phải được thái nhỏ, nấu nhừ, có đủ thành phần tinh bột, đạm, rau xanh. Nên cho vào cháo của bé một thìa nhỏ dầu ăn và vài giọt nước mắm loại ngon.

Trong rau xanh có chứa một số vitamin tan trong dầu, vì vậy, cho dầu ăn vào bát cháo của bé, sẽ giúp bé hấp thụ được nhiều vitamin hơn. Nếu không có nước mắm, bạn có thể thay thế bằng muối i-ốt. Nhưng đừng lấy khẩu vị của người lớn để nêm nếm thức ăn cho bé. Bé chỉ cần ăn rất nhạt, hơn nữa, khi lượng muối đưa vào nhiều, thận của trẻ sẽ phải hoạt động quá tải, nếu kéo dài, thận có thể bị suy và gây phù.

Sau khi trẻ được 10 tháng tuổi, có thể chuyển sang cho trẻ ăn cháo đặc mỗi ngày 2 - 3 bữa.

Ảnh minh họa

Thức ăn nào an toàn cho bé?

- Thịt: Lựa chọn các loại thịt ít mỡ hay bỏ bớt mỡ. Từ tháng 6 - 8 nên cho bé ăn thịt gà, cá. Sau 8 tháng bé ăn được tất cả các loại thịt, khoảng 1 muỗng canh mỗi bữa.

- Bột đường: Là các loại bột gạo, bột ngũ cốc.

- Rau củ: Cho bé ăn tất cả các loại rau, khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm nên tránh các loại rau củ có thể làm bé bị đầy bụng khó tiêu như các loại rau giàu nitrate (như rau diếp, củ cải đường, bắp cải, cần tây...), tháng thứ 9 - 10 bé có thể ăn các loại rau này nhưng hạn chế ăn chỉ ăn 1 - 2 lần/tuần.

- Dầu mỡ: Nên cho bé ăn các loại dầu thực vật, hạn chế ăn mỡ động vật.

- Trái cây: Bé có thể ăn tất cả các loại trái cây, nên bắt đầu bằng nước ép trái cây tươi pha loãng, rồi đến nước ép trái cây tươi nguyên chất, nước ép cả bã và bé có thể ăn trái cây cắt miếng nhỏ.

Cách cho trẻ ăn bổ sung

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, cần tuân theo nguyên tắc: Cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ tinh đến thô, từ một loại đến nhiều loại. Chủng loại thức ăn trong một bữa ăn được tăng lên khi sức khỏe cùng với bộ máy tiêu hóa của bé bình thường.

Cho trẻ ăn nhiều bữa trong 1 ngày. Nghiêm chỉnh thực hiện đúng thời gian biểu cho ăn. Ban đầu cho ăn bổ sung có thể cho trẻ ăn nhiều bữa: 6 bữa, mỗi bữa cách nhau hơn 2 giờ. Trong 6 bữa này có thể 3 bữa sữa và 3 bữa cho ăn bột loãng. Sau đó rút dần còn 5 bữa, có thể với 2 bữa bú, 3 bữa bột sền sệt, tiến tới chỉ ăn 2 bữa bột đặc một ngày. Ăn bột xong có thể cho trẻ bú thêm nếu trẻ vẫn thèm bú.

Đối với trẻ nuôi bộ, chớ nên bắt ép trẻ ăn hết suất ăn theo quy định, mà nên gia giảm theo sức ăn của bé. Nếu cho trẻ ăn thêm hoa quả thì chỉ cần ăn vừa phải, ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Cần “tô màu” bát bột

Cùng với bột ngũ cốc, phải cho trẻ ăn thêm rau xanh và đạm động vật. Các loại quả (chuối, na, đu đủ, hồng xiêm...) đều có thể cho trẻ ăn trực tiếp cũng rất tốt. Tuy trong hoa quả cũng chứa nhiều vitamin và chất xơ, nhưng cũng không nên cho trẻ ăn hoa quả thay rau hay chỉ ăn rau mà không ăn hoa quả. Bởi trong rau có những dưỡng chất mà hoa quả có ít hoặc không có. Ví dụ như sắt, kẽm có nhiều trong rau hơn là trong hoa quả, còn chất đường lại có trong hoa quả nhiều hơn trong rau.

01/05/2022 20:50

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

BS Nguyễn Lê Thanh

Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Thu Phương

Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

BS. Nguyễn Ngọc Sáng

Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

ThS. Lê Hồng Dũng – Trưởng khoa Hóa thực phẩm – Viện Dinh dưỡng

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng

Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Bích Ngọc

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Anh Vũ

Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

BS. Lê Thị Loan – Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh dưỡng

Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Thiên Châu

Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Quỳnh Mai

Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.